BLOG NGÀNH NÔNG NGHIỆP THIẾT BỊ THIẾT BỊ ĐO HANNA ỨNG DỤNG

TRỒNG DÂU TÂY THỦY CANH NĂNG SUẤT CAO VỚI CÁC THIẾT BỊ CHUYÊN DỤNG

hệ thống nhỏ giọt trồng dâu tây

Dâu tây thuộc loại rễ chùm, thân thảo, ngắn, lá mọc gần nhau, các quả được treo trên thân mỏng nên khi ra quả, dâu sẽ dễ bị chạm xuống đất, ảnh hưởng đến chất lượng của quả, đồng thời dễ mắc các bệnh nấm và mầm bệnh từ đất. Vì vậy, kỹ thuật trồng dâu tây thủy canh được ứng dụng rộng rãi với nhiều ưu điểm vượt trội so với kỹ thuật trồng trong đất thông thường.

Ở Việt Nam, Đà Lạt và Sapa là hai vùng có khí hậu ôn đới nổi bật về trồng dâu tây với nhiệt độ quanh năm từ 18 đến 25 độ C, cung ứng thị trường từ Bắc vào Nam. Trong đó, Đà Lạt đã áp dụng kỹ thuật trồng dâu thủy canh cho sản phẩm đảm bảo xanh, sạch, không chất kích thích sinh trưởng với giá trị dinh dưỡng cao.

Kỹ thuật trồng dâu tây thủy canh ở Đà Lạt

1. Thuận lợi của kỹ thuật trồng dâu tây thủy canh

  • Không bị tấn công bởi mầm bệnh gây hại trong đất
  • Tiết kiệm nước vì nguồn nước được tuần hoàn thay vì phải liên tục cấp nước sạch
  • Tiết kiệm không gian nuôi trồng và tăng sản lượng dâu 
trồng dâu tây thủy canh với các thiết bị chuyên dụng

2. Thiết lập hệ thống trồng dâu tây thủy canh

Hệ thống nhỏ giọt được sử dụng phổ biến với cây dâu tây được trồng trong xô hoặc khay có lỗ ở đáy. Sau đó, cây dâu tây được tưới bằng vòi nhỏ giọt để nước từ từ chảy vào rễ cây.

Hiện nay có nhiều hệ thống trồng cây thủy canh tùy vào loại cây, mục đích và điều kiện canh tác. Tìm hiểu các kỹ thuật thủy canh tại đây>>> 

Một phương pháp phổ biến khác là hệ thống NFT (kỹ thuật màng dinh dưỡng), với một màng nước mỏng chứa chất dinh dưỡng được bơm qua ống nhựa tiếp xúc trực tiếp với rễ dâu tây được đặt trong các rãnh.

hệ thống nft trồng dâu tây
hệ thống nft trồng dâu tây
hệ thống nhỏ giọt trồng dâu tây
hệ thống nhỏ giọt trồng dâu tây

3. Bốn giai đoạn sinh trưởng phát triển của dâu tây

  • Giai đoạn sinh dưỡng: dâu tây phát triển lá và rễ
  • Giai đoạn ra hoa: dâu tây ra hoa
  • Giai đoạn đậu quả: dâu tây ra quả
  • Giai đoạn chín: dâu tây chuyển sang màu đỏ
trồng dâu tây thủy canh năng suất cao với các thiết bị chuyên dụng
Dâu tây thủy canh năng suất cao

4. Duy trì hệ thống trồng dâu tây thủy canh

4.1. Mức độ dinh dưỡng trong trồng dâu tây thủy canh

Nồng độ các thành phần chính (mg/L hay ppm)

Công thứcNO3 – NNH4 – NPO4 – PKCaMgSO4 – S
Dâu tây70715117401216

Đảm bảo rằng cây dâu tây luôn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và kiểm tra mức độ dinh dưỡng thường xuyên. Sử dụng thiết bị đo TDS, EC cầm tay để kiểm tra dinh dưỡng thường xuyên và kịp thời bổ sung lượng thiếu hụt.

4.2. Độ pH của dung dịch trồng dâu tây thủy canh 

Độ pH lý tưởng cho cây dâu tây sinh trưởng và phát triển là từ 5.5 đến 6.5. Khi pH vùng rễ (hoặc dung dịch nuôi cây) vượt quá 7.0, các lá non chuyển sang màu xanh vàng – một triệu chứng điển hình của tình trạng thiếu sắt, hạn chế sự phát triển chung của cây và ngăn cản sự hấp thụ dinh dưỡng của cây.

Rễ phát triển tích cực trong điều kiện trồng thủy canh, việc hấp thụ ion hydro cùng với NO3 – N, làm tăng pH rễ. Đồng thời, khi rễ già và không hoạt động, quá trình oxy hóa và suy thoái của rễ diễn ra làm giảm pH vùng rễ đều gây ảnh hưởng đến dâu tây.

Vì vậy, cần theo dõi giá trị pH thường xuyên bằng máy đo pH chuyên dụng và thực hiện hiệu chỉnh dung dịch dinh dưỡng khi cần thiết.

4.3. Nhiệt độ và ánh sáng trong kỹ thuật trồng dâu tây thủy canh

Cần cung cấp đủ điều kiện ánh sáng và nhiệt độ phù hợp để quả dâu tây phát triển mạnh. Nhiệt độ trong khoảng 18 đến 27 độ C và nhận được lượng ánh sáng từ ít nhất 8 đến 12 giờ mỗi ngày sẽ giúp dâu tây sinh trưởng bình thường.

Theo dõi nhiệt độ/ độ ẩm trong không khí với thiết bị đo chuyên dụng sẽ giúp người trồng dâu kiểm soát điều kiện môi trường tốt hơn.

Các dòng bút đo nhiệt độ HANNA chất lượng cao>>> 

4.4. Sâu bệnh

Trồng thủy canh giúp giảm nguy cơ sâu bệnh do hạn chế tối đa việc tiếp xúc với đất, tuy nhiên một số loại sâu bệnh vẫn có khả năng tấn công như mọt, bọ trĩ, ruồi ăn nấm gây thiệt hại lớn cho cây trồng. Với hầu hết những loài sâu bệnh này, dầu neem hoặc pyrethrin hữu cơ được phun lên bề mặt cây sẽ giải quyết được vấn đề.

Bệnh thối trái phổ biến trên những quả dâu tây chín và phát triển mạnh ở nhiệt độ ấm, vì vậy cần thu hoạch ngay khi quả chín để hạn chế tình trạng thối trái. Ngoài ra,  bệnh mốc xám và phấn trắng gây ảnh hưởng đến hoa và quả đều có thể điều trị bằng dầu neem.

Tìm hiểu thêm về 4 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng dâu tây>>> 

Tài liệu tham khảo:

  1. 2022, Lorin, Hydroponic Strawberries: Berries Grown Without Soil
  1. 2022, How to Grow Hydroponic Strawberries for a Sweet, Juicy Treat ?
  1. Essentials for growing hydroponic strawberries successfully
  1. Hydroponic Strawberry Irrigation


REDLAB – FOR YOUR LABORATORY

Công ty TNHH Redlab là đối tác đáng tin cậy cho phòng LAB của bạn, chúng tôi cung cấp:

  • Thiết bị và vật tư tiêu hao
  • Tư vấn, thiết kế và lắp đặt nội thất phòng thí nghiệm
  • Dịch vụ sửa chữa – bảo trì – bảo dưỡng thiết bị

Mời bạn xem thông tin sản phẩm và đặt hàng các thiết bị tại cửa hàng trực tuyến của RedLAB tại đây: online-store.redlab.com.vn hoặc tham khảo thêm các sản phẩm thiết bị phòng thí nghiệm khác trên website: redlab.com.vn

Để được tư vấn sản phẩm, mời bạn liên hệ HOTLINE: 0889 973 944.