BLOG NGÀNH NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG

QUY TRÌNH NUÔI CẤY NẤM ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

quy trình nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo - redlab

QUY TRÌNH NUÔI CẤY NẤM ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

GIỚI THIỆU VỀ NẤM ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

Đông trùng hạ thảo, còn gọi là trùng thảo, hạ thảo đông trùng hay đông trùng thảo, với bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Cordyceps spp. trên cơ thể sâu Hepialus fabricius. Quan sát thực tế cho thấy, vào mùa đông nấm sẽ ký sinh trên cơ thể của sâu, sử dụng nguồn dinh dưỡng từ cơ thể côn trùng và dần dần giết chết côn trùng, nên nhìn cặp cá thể này giống con sâu (côn trùng); đến mùa hè nấm mọc chồi từ đầu con sâu nhô lên khỏi mặt đất thì trông giống một loài thực vật (thảo mộc) hơn. Cũng vì lí do trên mà loại nấm này có tên là đông trùng hạ thảo. 

Quy trình nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo - Vòng đời của nấm đông trùng hạ thảo - RedLAB
Vòng đời của nấm đông trùng hạ thảo. Nguồn: Xuanwei Zhou (2013), Advances in research of the artificial cultivation of Ophiocordyceps sinensis in China.

Phân tích hóa học cho thấy trong sinh khối của đông trùng hạ thảo có 17 đến 19 loại acid amin khác nhau bao gồm: D-mannitol, lipid, khoáng vi lượng (Na, K, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, …), chứa nhiều loại vitamin (B12, A, C, B2, E, K, …), 25 – 30% protein, 8% chất béo, cùng nhiều hoạt chất có giá trị dược liệu (cordiceptic acid, adenosin, HEAA, …).

nấm đông trùng hạ thảo trong tự nhiên - redlab
Nấm đông trùng hạ thảo trong tự nhiên

TIỀM NĂNG CỦA ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO TRONG Y HỌC LÂM SÀNG

Theo y học hiện đại, đông trùng hạ thảo có tác dụng dược lý với khả năng chống oxy hóa, kháng lại sự tăng sinh của nhiều tế bào ung thư khác nhau (hạch, gan, đại tràng, vú, tuyến tiền liệt, …), chống stress và mệt mỏi, kích thích hệ miễn dịch, …

Trong y học lâm sàng, đông trùng hạ thảo được dùng để điều trị ho, viêm phế quản mạn tính, bệnh thận, tiểu đêm, thiếu máu, tăng cholesterol, rối loạn chức năng gan, mệt mỏi, ù tai, sụt cân, … Đối với tim mạch, đông trùng hạ thảo tốt cho hoạt động của tim, điều hòa nhịp tim, hạ cholesterol máu, chống viêm và cải thiện tuần hoàn máu. Ngoài ra, đông trùng hạ thảo còn được sử dụng như một “adaptogen” để tăng thể lực và chống mệt mỏi.

QUY TRÌNH NUÔI CẤY NẤM ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

1. Chuẩn bị môi trường dinh dưỡng

Môi trường rắn nhân giốngMôi trường lỏng nhân giốngMôi trường nuôi quả thể
Thành phầnTỷ lệThành phầnTỷ lệThành phầnTỷ lệ
Glucose20 g/lGlucose20 g/lGạo lứt600 g/l
Peptone2.5 g/lPeptone5 g/lNước dừa100 ml/l
Cao nấm men2.5 g/lCao nấm men5 g/lDịch khoai tây200 g/l
MgSO4.7H2O0.25 g/lMgSO4.7H2O0.5 g/lVitamin B11 g/l
KH2PO40.25 g/lKH2PO40.25 g/lMgSO4.7H2O0.5 g/l
Agar14 g/lKH2PO40.25 g/l

Tất cả các môi trường nuôi cấy được khử trùng ở 121 độ C trong 20 phút.

2. Nhân giống nấm đông trùng hạ thảo

Tiến hành nuôi cấy nấm trên môi trường rắn nhân giống trên đĩa petri, sau khi cấy giống vào môi trường, ủ trong điều kiện 22 độ C, độ ẩm 80% từ 7 – 10 ngày và theo dõi sự sinh trưởng phát triển của hệ sợi nấm.

Đĩa petri được cấy nấm đông trùng hạ thảo
Đĩa petri được cấy nấm đông trùng hạ thảo. Nguồn ảnh: Bhushan Shrestha (2006), Observations on some of the mycelial growth and pigmentation characteristics of cordyceps militaris isolates.

Cặp đĩa petri thuỷ tinh nhiều kích thước DinLAB – Đức – RedLAB Online-store >>

Sau đó, dùng que cấy lấy giống trên môi trường thạch, kích thước miếng thạch chứa sợ nấm 0.2 x 0.2 mm cho vào bình môi trường lỏng, nuôi ở điều kiện 22 độ C, nuôi lắc 150 vòng/phút trong 5 ngày.

Bình tam giác thủy tinh miệng rộng 250ml 500ml BOMEX – bình nón cổ rộng >>>

3. Trồng nấm đông trùng hạ thảo và thu hoạch

Dùng micropipet hoặc pipet định mức vô trùng tiến hành cấp giống cho các bình nuôi cấy với 5% giống cho mỗi bình chứa môi trường nuôi quả thể, sau khi cấy giống tiến hành ủ tối để hệ sợi nấm phát triển kín bình môi trường.

Hệ sợi nấm phát triển kín bình môi trường – quy trình nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo. Nguồn ảnh: North Spore (2023), Cordyceps cultivation guide how to grow in jars and bins.

Tiếp theo chuyển các bình sang giai đoạn chiếu sáng để kích bật mầm quả thể và chăm sóc quả thể với điều kiện chiếu sáng 1000 Lux, độ ẩm 85% với nhiệt độ 22 độ C.

Nấm đông trùng hạ thảo được thu hoạch khi quả thể (fruit bodies) trưởng thành, xuất hiện thành từng cụm nhỏ li ti ở phần đầu quả thể.

Micropipet IKA- Đức dùng để hút mẫu môi trường trong nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo

Micropipet đơn kênh IKA thay đổi thể tích – RedLAB

VIDEO HƯỚNG DẪN NUÔI CẤY NẤM


Tài liệu tham khảo

  1. North Spore (2023), Cordyceps cultivation guide how to grow in jars and bins.
  2. Fungially, Cordyceps cultivation method a step-by-step process for growers.
  3. Nguyễn Thị Minh Hằng (2017), Nghiên cứu nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo trên giá thể tổng hợp và nhộng tằm.
  1. Trần Văn Năm (2014), Đông trùng hạ thảo – Công dụng, xu hướng sản xuất và thương mại.

Tìm hiểu thêm các bài viết khác tại đây:


REDLAB – FOR YOUR LABORATORY

Công ty TNHH Redlab là đối tác đáng tin cậy cho phòng LAB của bạn, chúng tôi cung cấp:

  • Thiết bị và vật tư tiêu hao
  • Tư vấn, thiết kế và lắp đặt nội thất phòng thí nghiệm
  • Dịch vụ sửa chữa – bảo trì – bảo dưỡng thiết bị

Mời bạn xem thông tin sản phẩm và đặt hàng các thiết bị tại cửa hàng trực tuyến của RedLAB tại đây: online-store.redlab.com.vn hoặc tham khảo thêm các sản phẩm thiết bị phòng thí nghiệm khác trên website: redlab.com.vn

Để được tư vấn sản phẩm, mời bạn liên hệ HOTLINE: 0889 973 944.