BLOG HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP THIẾT BỊ ĐO HANNA ỨNG DỤNG

HƯỚNG DẪN ĐO VÀ ĐIỀU CHỈNH GIÁ TRỊ EC/TDS TRONG TRỒNG CÂY THỦY CANH

EC TDS trong thủy canh - featured image - HANNA - REDLAB

Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng ở thực vật không chỉ khó xác định mà còn gặp nhiều khó khăn trong việc điều trị. Ở mức độ trực quan, nhiều loại thiếu hụt dinh dưỡng có các triệu chứng giống nhau như lá vàng, mép lá nâu hoặc phát triển còi cọc, hoặc có khả năng cây trồng đang gặp phải một loạt thiếu hụt dinh dưỡng khiến cho việc chữa trị khó khăn hơn rất nhiều.

Để việc canh tác trở nên thuận lợi hơn và tiết kiệm thời gian, chi phí trong việc điều trị bệnh cho cây trồng, người canh tác cần xây dựng thói quen quan tâm đến các thông số cơ bản của thực vật. Bởi vì việc ngăn ngừa sự thiếu hụt dinh dưỡng tiềm ẩn sẽ tốt hơn, ít tốn kém hơn việc xử lý, trị bệnh khi chúng đã “ăn sâu” vào cây trồng.

Các thông số cơ bản bao gồm EC độ dẫn điện TDS tổng lượng chất rắn hòa tan.

Độ dẫn điện EC trong trồng cây thủy canh

Thông số EC độ dẫn điện được coi là thước đo tổng lượng thức ăn có sẵn cho cây trồng dưới dạng ion phân tách trong nước và tạo ra điện tích. EC được đo bằng mS/cm.

EC TDS trong thủy canh - REDLAB

Trong kỹ thuật thủy canh, dung dịch dinh dưỡng cần được đo EC tại thời điểm trộn và trước thời điểm cung cấp cho cây trồng. Đối với đất, đo lường độ dinh dưỡng của phân bón, chất phụ gia hoặc chất hữu cơ gặp nhiều khó khăn vì chúng cần thời gian phân hủy thành dạng mà cây có thể hấp thụ. Tuy nhiên, có thể đo EC tại vùng rễ bằng cách sử dụng máy đo EC trong đất.

Giá trị EC sẽ dao động, đặc biệt vào những ngày có thời tiết ấm sẽ làm tăng EC vì cây trồng có xu hướng hấp thụ nước thay vì chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, thực vật hấp thụ một cách có chọn lọc chất dinh dưỡng, theo thời gian, thành phần dinh dưỡng sẽ trở nên mất cân bằng, có thể dẫn đến sự thiếu hụt dinh dưỡng hoặc gây độc cho cây trồng. Vì vậy, người canh tác cần theo dõi giá trị EC mỗi ngày và cung cấp dung dịch dinh dưỡng mới sau mỗi 7 đến 10 ngày.

Bảng 1. Khoảng EC thích hợp cho các nhóm cây trồng 

Cây trồngECCây trồng ECCây trồngEC
Măng tây1.4 – 1.8Đậu xanh1.8 – 2.5Ớt2.0 – 2.7
1.8 – 2.6Củ cải đỏ1.4 – 2.2Cà rốt1.4 – 2.2
Chuối1.8 – 2.2Cải xanh1.4 – 2.4Súp lơ1.4 – 2.4
Húng quế1.0 – 1.4Bắp cải1.4 – 2.4Cần tây1.5 – 2.4
Hẹ1.2 – 2.2Dưa leo1.6 – 2.4Diếp cá0.3 – 0.8
Cà tím1.8 – 2.2Thì là 1.0 – 1.4Su hào1.8 – 2.2
Bạc hà1.0 – 1.4Dưa gang1.0 – 2.2Hành1.8 – 2.2
Mùi tây0.8 – 1.8Chanh dây1.6 – 2.4Rau chân vịt1.8 – 3.5
Cà chua2.2 – 2.8Cải xoong0.4 – 1.8Củ cải1.8 – 2.4
Nguồn tham khảo:blog.bluelab.com

Như trong bảng trên, các loại cây trồng cụ thể sẽ có ngưỡng EC tối ưu để phát triển mạnh. Nếu cây trồng sống trong môi trường có EC nằm ngoài phạm vi này trong một thời gian dài, chúng sẽ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng dư thừa hoặc thiếu hụt dinh dưỡng.

Nếu EC quá thấp, cây trồng không hấp thụ đủ thức ăn:

  • Lá thay đổi màu sắc (vàng hoặc nâu)
  • Đốm nâu hoặc mảng hoại tử
  • Lá còi cọc, xoắn, biến dạng

Cách làm tăng EC trồng thủy canh: cần bổ sung thêm dung dịch dinh dưỡng và cần đo đạc hiệu chỉnh EC để giá trị không vượt quá ngưỡng cho phép đối với loại cây trồng đó.

Nếu EC quá cao, chất dinh dưỡng có thể gây độc và “đốt cháy” cây trồng, ngoài ra thực vật sẽ không hấp thụ đủ nước cho các quá trình chuyển hóa, chúng sẽ bắt đầu héo và chết:

  • Độc chất dinh dưỡng: lá thay đổi màu sắc xuất hiện các đốm nâu hoại tử, rễ dày lên hoặc hoại tử, kích thước và số lượng lá cây giảm xuống.
  • Cháy chất dinh dưỡng: lá bị cong ở đầu lá, sau đó xoắn và quăn lại.
  • Thiếu nước: lá và thân cây héo rũ, trở nên xỉn màu.

Cách làm giảm EC trồng thủy canh: cần bổ sung thêm nhiều nước vào dung dịch thủy canh để pha loãng nồng độ muối, đồng thời, cần đo đạc lại giá trị EC để không giảm quá mức tối thiểu.

Tổng chất rắt hòa tan TDS trong trồng cây thủy canh

Thông số TDS tổng lượng chất rắn hòa tan: chủ yếu là các cation (natri, canxi, magie, kali), các anion (clorua, bicacbonat, photphat, sunfat, nitrat) và các hợp chất hữu cơ hòa tan. TDS được đo bằng ppm (tương đương 1 mg trên 1 lít).

Việc duy trì một mức độ thích hợp TDS trong thủy canh không chỉ giúp cây trồng phát triển mạnh, mà còn giảm khả năng bị ảnh hưởng bởi việc thiếu hụt hay dư thừa chất dinh dưỡng, đồng thời cũng tác động đến khả năng hấp thụ nước, không khí và dưỡng chất của cây trồng.

EC TDS trong thủy canh - HANNA - REDLAB

Phép đo TDS sẽ cho biết liệu rằng hàm lượng dinh dưỡng trong nước có quá cao hay không, hay ít nhất sẽ cho biết thời điểm nào cây trồng cần được cho “ăn” hoặc cho “ăn” quá nhiều hay không. Vì vậy, người canh tác cần đo đạc hiệu chỉnh TDS thường xuyên nhất có thể.

Bảng 2. Giá trị TDS thích hợp cho một số loại cây trồng 

Cây trồngTDSCây trồngTDS
Cà chua1,400 – 3,500Củ hành900 – 1,200
Dưa leo1,200 – 1,750Bắp cải1,750 – 2,100
Diếp cá550 – 850Súp lơ1,275 – 1,400
Củ cải1,250 – 3,500Cà tím1,750 – 2,400
Atiso550 – 1,250Đậu xanh1,250 – 1,550
Cần tây1,250 – 1,400Tiêu1,400 – 1,750
Bông cải xanh1,950 – 2,500Rau chân vịt1,250 – 1, 600
Bạc hà1,400 – 1,700Húng quế700 – 1,150

Cách làm tăng TDS trồng thủy canh: chỉ cần lấy TDS dưới dạng dung dịch đậm đặc hoặc dạng bột và hòa vào nước. Thông thường, chỉ cần thêm một chút dung dịch (vài thìa cà phê) vào một lít nước, đưa vào hệ thống nuôi trồng và thực hiện điều chỉnh TDS cho phù hợp với nhu cầu của cây trồng. Nếu muối hoặc chất dinh dưỡng trong nước thủy canh vẫn còn quá cao, pha loãng bằng cách thêm nước sạch vào hệ thống và kiểm tra cho đến khi TDS đạt đến giá trị cần thiết.

DỤNG CỤ ĐO pH/ EC/ TDS CHO CÂY TRỒNG THỦY CANH

Máy đo độ dẫn điện/EC/TDS/NaCl/Nhiệt Độ Hanna HI2030-02

  • Thiết kế siêu mỏng, gọn, nhẹ. Có thể cầm tay, để bàn, hoặc treo tường.
  • Sở hữu bàn phím cảm ứng, ghi dữ liệu tự động, có cổng kết nối USB.
  • Cho phép đo EC/TDS, ngoài ra còn có thể đo pH hoặc oxy hòa tan (DO) khi mua thêm đầu dò pH hoặc DO để kết nối.

Tìm hiểu chi tiết hơn về ưu điểm nổi bật của dòng máy đa năng này tại đây >>>

Máy đo độ dẫn điện EC TDSNaClNhiệt Độ Hanna HI2030-02 - EC TDS trong trồng thủy canh - REDLAB
Máy đo độ dẫn điện EC TDSNaClNhiệt Độ Hanna HI2030-02 - EC TDS trong trồng thủy canh - REDLAB

Quý khách có thể đặt mua trực tiếp tại cửa hàng trực tuyến của REDLAB >>>

Hoặc qua kênh phân phối Shopee của REDLAB tại đây >>>

Tài liệu tham khảo:

  1. Jamie, “Hydroponics TDS Level Why It Matters & How To Adjust” 
  2. Kasha Dubaniewicz, “pH, EC and temperature – Measuring and adjusting your fundamental parameters”

Tham khảo thêm bài viết:

Hướng dẫn đo/ hiệu chuẩn bút đo pH>>>

Hướng dẫn đo độ đục chính xác>>>

Hướng dẫn đo EC/TDS trong nước>>>

Hướng dẫn đo chỉ số COD trong nước >>>


REDLAB – FOR YOUR LABORATORY

Công ty TNHH Redlab là đối tác đáng tin cậy cho phòng LAB của bạn, chúng tôi cung cấp:

  • Thiết bị và vật tư tiêu hao
  • Tư vấn, thiết kế và lắp đặt nội thất phòng thí nghiệm
  • Dịch vụ sửa chữa – bảo trì – bảo dưỡng thiết bị

Mời bạn xem thông tin sản phẩm và đặt hàng các thiết bị tại cửa hàng trực tuyến của RedLAB tại đây: online-store.redlab.com.vn hoặc tham khảo thêm các sản phẩm thiết bị phòng thí nghiệm khác trên website: redlab.com.vn

Để được tư vấn sản phẩm, mời bạn liên hệ HOTLINE: 0889 973 944.