BLOG NGÀNH NÔNG NGHIỆP NGÀNH THỦY - HẢI SẢN THIẾT BỊ

HƯỚNG DẪN ĐO ĐỘ ĐỤC CHÍNH XÁC

đo độ đục trong nước - HANNA - REDLAB

Độ đục là thước đo độ trong của nước, mức độ vật chất lơ lửng trong nước bao gồm các hạt đất (đất sét, phù sa, cát), tảo, sinh vật phù du, vi khuẩn và các vật chất khác. Những vật liệu này thường có kích thước từ 0.004 mm (đất sét) đến 1.0 mm (cát) gây ảnh hưởng đến màu sắc của nước.

Độ đục cao làm tăng nhiệt độ của nước do vật chất lơ lửng tăng cường hấp thụ nhiệt, làm giảm lượng oxy hòa tan (DO), giảm lượng ánh sáng xuyên qua nước, làm giảm quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh. Ngoài ra, các vật chất lơ lửng có thể làm tắc mang cá, giảm miễn dịch của động vật dưới nước, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, sự phát triển của trứng và ấu trùng cá.

hướng dẫn đo độ đục - HANNA - REDLAB
Nguồn: atlas-scientific.com

Nguyên nhân gây đục bao gồm xói mòn đất, nguồn xả thải từ sinh hoạt và đô thị, sự tồn tại của các loài sống ở đáy với số lượng lớn (cá chép) làm khuấy động trầm tích đáy hay do vi tảo phát triển quá mức.

QUY TRÌNH LẤY MẪU VÀ PHÂN TÍCH ĐỘ ĐỤC NƯỚC

Bước 1: Chuẩn bị các vật chứa mẫu

Các vật chứa mẫu (bao gồm tất cả các dụng cụ thủy tinh) cần được làm sạch tráng rửa kỹ bằng nước sạch trước khi lấy mẫu và cần được bảo quản kín tuyệt đối để tránh nhiễm bẩn từ bên ngoài gây sai lệch kết quả đo mẫu.

Bước 2: Chuẩn bị trước khi đến địa điểm lấy mẫu

Cần có thông tin chi tiết về ngày và giờ lấy mẫu, thời tiết, hướng dẫn sử dụng và các thiết bị máy đo độ đục, tiêu chuẩn độ đục, vải không xơ để lau thiết bị, bảng dữ liệu độ đục ghi kết quả.

Bước 3: Lấy mẫu

Nên lấy mẫu cách xa bờ, tránh lấy mẫu nước đọng. Đối với các đoạn nước nông, cẩn thận lội vào dòng nước chính giữa để lấy mẫu.

hướng dẫn đo độ đục nước - HANNA - REDLAB
  • Tránh chạm vào bên trong dụng cụ chứa mẫu, nếu chạm nên sử dụng dụng cụ khác.
  • Tránh làm xáo trộn trầm tích đáy càng ít càng tốt và không lấy nước có cặn lắng khi vô tình xáo trộn. Lấy mẫu nước ở phía thượng nguồn và lấy ở những vùng nước sâu hơn.
  • Giữ chai lấy mẫu ở đế và nhúng phần miệng xuống dưới mặt nước, thu thập mẫu cách mặt nước từ 20 đến 30 cm hoặc phần giữa mặt nước và đáy.
  • Không đổ đầy bình chứa mẫu (để trống khoảng 3 cm), lắc đều mẫu trước khi phân tích. Đậy nắp cẩn thận và không chạm vào bên trong.
  • Giữ lạnh mẫu và trong bóng tối nếu cần vận chuyển.

Bước 4: Phân tích mẫu

  • Sử dụng tiêu chuẩn độ đục trong phạm vi cần đo đạc.
  • Lắc đều mẫu và đợi cho đến khi bọt khí tan đảm bảo phép đo mẫu đại diện.
  • Đổ mẫu vào cuvet sạch cách miệng cuvet 0.5 cm.
  • Đặt cuvet vào máy đo và đọc phép đo trực tiếp từ màn hình
  • Ghi lại kết quả
  • Lặp lại thí nghiệm 3 lần cho từng mẫu

NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐO ĐỘ ĐỤC

Lau kỹ cuvet bằng khăn lau không xơ trước khi đưa vào khoang đo. Cuvet phải hoàn toàn không có dấu tay và dấu dầu hoặc bẩn, đặc biệt ở phần diện tích có tia sáng truyền qua (cách đáy cuvet khoảng 2 cm). Ngoài ra, cuvet không được có vết trầy xước sẽ cản trở ánh sáng đi qua thủy tinh, dẫn đến kết quả sai lệch cao.

Đưa cuvet vào trong khoang đựng mẫu sao cho đảm bảo vết khắc hình chữ V trên nắp đúng theo chốt hướng của khoang đó.

Nếu mẫu có độ đục quá cao, mẫu có xu hướng tán xạ cũng như hấp thụ và phản xạ ánh sáng, phần ánh sáng bị mất có thể làm sai lệch kết quả phép đo. Vì vậy, cần pha loãng mẫu với nước sạch, sau đó được đo đạc bình thường, kết quả sẽ được hiệu chỉnh với hệ số pha loãng.

Vật chất lơ lửng có thể đóng lại trên thành cuvet theo thời gian làm che khuất ánh sáng đến mẫu và sai lệch phép đo, vì vậy cần lau cuvet định kỳ bằng vải sạch không xơ.

Máy đo độ đục cầm tay theo tiêu chuẩn EPA và ISO

Máy đo độ đục cầm tay Hanna theo tiêu chuẩn EPA HI98703-02
Máy đo độ đục cầm tay Hanna theo tiêu chuẩn EPA HI98703-02
Máy đo độ đục cầm tay Hanna theo tiêu chuẩn EPA HI98703-02 full
Máy đo độ đục cầm tay Hanna theo tiêu chuẩn EPA HI98703-02 full
  • Máy đo độ đục cầm tay sử dụng phương pháp EPA hiển thị đơn vị là NTU và cũng sử dụng để đo clo, là công cụ hữu ích khi đo nước uống. 
  • Máy đo độ đục dựa trên phương pháp ISO sử dụng đơn vị FNU và thường được sử dụng để đo hàm lượng bentonite trong rượu và khói mù trong bia.
  • Ưu điểm:
  1. Có nhiều cảm biến độ đục khác nhau sẵn có để đáp ứng nhu cầu sử dụng.
  2. Có độ chính xác cao.
  3. Dễ dàng thao tác và sử dụng.
  4. Thích hợp sử dụng trong nhiều môi trường đo khác nhau.
  5. Hiển thị các phép đo độ đục với các số liệu khác nhau dễ dàng trong việc so sánh và nghiệm thu kết quả (NTU, FTU, v.v.)
  6. Tiết kiệm thời gian, chi phí và tăng tính hiệu quả cho phép đo.

Tài liệu tham khảo:

https://hannavietnam.com/blog-detail/do-do-duc-trong-nuoc-60

Tìm hiểu ngay về các phương pháp đo độ đục hiện nay >>>

Hướng dẫn đo/ hiệu chuẩn bút đo pH>>>

Hướng dẫn đo EC/TDS trong nước>>>

Hướng dẫn đo chỉ số COD trong nước >>>


REDLAB – FOR YOUR LABORATORY

Công ty TNHH Redlab là đối tác đáng tin cậy cho phòng LAB của bạn, chúng tôi cung cấp:

  • Thiết bị và vật tư tiêu hao
  • Tư vấn, thiết kế và lắp đặt nội thất phòng thí nghiệm
  • Dịch vụ sửa chữa – bảo trì – bảo dưỡng thiết bị

Mời bạn xem thông tin sản phẩm và đặt hàng các thiết bị tại cửa hàng trực tuyến của RedLAB tại đây: online-store.redlab.com.vn hoặc tham khảo thêm các sản phẩm thiết bị phòng thí nghiệm khác trên website: redlab.com.vn

Để được tư vấn sản phẩm, mời bạn liên hệ HOTLINE: 0889 973 944.