BLOG NGÀNH NÔNG NGHIỆP THIẾT BỊ ĐO HANNA ỨNG DỤNG

 VAI TRÒ CỦA EC, TDS TRONG CANH TÁC THỦY CANH

vai trò ec tds trong thủy canh - bút máy đo ec tds tốt - HANNA - REDLABvai trò ec tds trong thủy canh - bút máy đo ec tds tốt - HANNA - REDLAB
vai trò ec tds trong trồng cây thủy canh

Trong nuôi trồng thủy canh, sự tăng trưởng và phát triển của cây trồng được kích thích bằng cách sử dụng khoáng chất, muối đa lượng và vi lượng đậm đặc. Tuy nhiên, nếu bổ sung quá nhiều chất dinh dưỡng, cây trồng sẽ bị “đốt cháy bởi chất dinh dưỡng” hoặc nếu quá ít, chúng sẽ phát triển còi cọc, kém ra hoa kết quả.

Nếu người canh tác chờ đợi cho đến khi các triệu chứng xuất hiện, có thể đã quá muộn để chữa trị cho cây trồng.Vì thế, việc đo và kiểm soát hàm lượng chất dinh dưỡng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây là điều cần thiết. Trong đó, các chỉ tiêu EC, TDS được xem là yếu tố quan trọng cần được đo lường phân tích.

Vai trò của EC trong trồng cây thủy canh 

Độ dẫn điện EC là gì ?

EC là viết tắt của từ Electrical Conductivity

Nếu kiểm tra pH chỉ ra sự cân bằng của các chất dinh dưỡng thì EC có thể cung cấp cho người canh tác số lượng các chất dinh dưỡng có trong dung dịch thủy canh. Khi các muối khoáng chất được thêm vào nước, chúng hòa tan tạo thành các hạt tích điện, gọi là ion, và cho phép nước có tính dẫn điện.

Nồng độ muối càng cao thì độ dẫn điện càng cao, việc đo lường này cho biết có bao nhiêu chất dinh dưỡng đã được thêm vào nước. Đối với hầu hết các loại cây, EC từ 1.2 – 1.6 thích hợp cho giai đoạn sinh dưỡng và 1.6 – 2.4 thích hợp cho ra hoa.

Tầm quan trọng của việc đo EC trong thủy canh

Đo EC đưa đến một bài toán chi tiết hơn về những gì đang xảy ra trong nguồn dinh dưỡng vì theo thời gian, EC có thể không đổi, giảm dần hoặc tăng dần:

  • Nếu giá trị không đổi, nghĩa là cây trồng đang sử dụng nước và dinh dưỡng một cách cân bằng.
  • Nếu giá trị giảm xuống, cây trồng đang hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn nước, làm giảm nồng độ dung dịch và cây sẽ không được cung cấp đầy đủ khoáng chất.
  • Nếu giá trị tăng lên, cây trồng đang hấp thụ nhiều nước hơn chất dinh dưỡng, làm tăng nồng độ dung dịch và gây ngộ độc cho cây. Đầu lá bị chát và chậm phát triển là dấu hiệu cho việc ngộ độc dinh dưỡng, do đó cần thêm nước để làm loãng dung dịch thủy canh.

Vì vậy, việc đo và duy trì EC ở một mức độ ổn định là rất quan trọng trong thủy canh.

Tìm hiểu thêm Máy đo độ dẫn điện/EC/TDS/NaCl/Nhiệt Độ Hanna HI2030-02 tại đây >>>

Máy đo đa chỉ tiêu (đo pH/ EC/ TDS) – màn hình cảm ứng – ứng dụng đa lĩnh vực >>>

Vai trò của TDS trong trồng cây thủy canh 

TDS là gì ?

TDS còn được biết đến là Tổng lượng chất rắn hòa tan.

TDS là thước đo lượng “chất” trong nước, những “chất” này thường là muối, chất dinh dưỡng, kim loại và các chất khác hòa tan trong nước. Phép đo TDS được tính bằng PPM, nghĩa là Phần Triệu, 1 PPM = 1 mg chất rắn hòa tan / 1 lít nước.

Quá trình chưng cất loại bỏ được 99.9 % tất cả các khoáng ra khỏi nước nên nước cất có điểm TDS gần bằng 0. Trong khi nước máy sẽ có điểm TDS cao hơn, đồng nghĩa với việc có sự hiện diện của khoáng chất và muối như canxi, magie, clo, … Nếu hàm lượng những chất này có rất nhiều trong nước, chỉ số TDS khi đó sẽ rất cao và được gọi là “nước cứng”.

Tầm quan trọng của việc đo TDS trong trồng cây thủy canh

Lượng dinh dưỡng quá thấp hay chỉ số TDS giảm làm chậm sự phát triển và gây ra sự thiếu hụt trong khi có quá nhiều dinh dưỡng hay TDS tăng lên quá cao lại gây độc cho cây trồng. Vì vậy, người canh tác cần thường xuyên đo đạt dung dịch bằng máy đo TDS.

Khoảng nồng độ dinh dưỡng của cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là các giai đoạn dinh dưỡng của cây: cây ra hoa và đậu quả sẽ cần nhiều chất dinh dưỡng hơn so với rau xanh, hoặc những cây non tiêu thụ ít dinh dưỡng hơn cây trưởng thành.

Chỉ số EC và TDS khuyến cáo cho một số loại cây trồng

Cây trồngEC (ms/cm)TDS (ppm)
Cẩm chướng2.4 – 5.0 1,400 – 2,450
Địa lan0.6 – 1.5420 – 560
Hoa hồng1.5 – 2.41,050 – 1,750
Cà chua2.4 – 5.01,400 – 3,500
Xà lách0.6 – 1.5280 – 1,260
Xà lách xoong0.6 – 1.5280 – 1,260
Cây chuối1.5 – 2.41,260 – 1,540
Cây dứa2.4 – 5.01,400 – 1,680
Dâu tây1.5 – 2.41,260 – 1,540
Ớt1.5 – 2.41,260 – 1,540
Nguồn tham khảo: Trees.com 

Tìm hiểu thêm Máy đo độ dẫn điện/EC/TDS/NaCl/Nhiệt Độ Hanna HI2030-02 tại đây >>>

MÁY ĐO ĐỘ DẪN ĐIỆN EC, TDS HIỆU NĂNG CAO HANNA HI2030-02

  • Thiết kế mỏng, gọn, nhẹ, linh hoạt cách sử dụng: cầm tay, để bàn, treo tường.
  • Cho phép đo đa chỉ tiêu: độ dẫn điện/EC/TDS/NaCl/Nhiệt Độ Hanna HI2030-02
  • Bàn phím cảm ứng
  • Ghi dữ liệu tự động có cổng kết nối USB.

Tài liệu tham khảo:

  1. 2022, Tree.com Staff, “TDS, EC, and PPM Explained”.
  1. 2017, Holland Horticulture, “Why EC Is Important ?”.
  1. 2022, “Hydroponics TDS / Basics Explained / Understand AND Interpret It”.

Tham khảo thêm:

Kỹ thuật trồng cây thủy canh là gì? Phân loại kỹ thuật canh tác thủy canh>>>

Những nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng thủy canh là gì?

Vai trò của EC/ TDS trong trồng cây thủy canh 


REDLAB – FOR YOUR LABORATORY

Công ty TNHH Redlab là đối tác đáng tin cậy cho phòng LAB của bạn, chúng tôi cung cấp:

  • Thiết bị và vật tư tiêu hao
  • Tư vấn, thiết kế và lắp đặt nội thất phòng thí nghiệm
  • Dịch vụ sửa chữa – bảo trì – bảo dưỡng thiết bị

Mời bạn xem thông tin sản phẩm và đặt hàng các thiết bị tại cửa hàng trực tuyến của RedLAB tại đây: online-store.redlab.com.vn hoặc tham khảo thêm các sản phẩm thiết bị phòng thí nghiệm khác trên website: redlab.com.vn

Để được tư vấn sản phẩm, mời bạn liên hệ HOTLINE: 0889 973 944.