BLOG NGÀNH NÔNG NGHIỆP THIẾT BỊ ĐO HANNA ỨNG DỤNG

NHỮNG YẾU TỐ DINH DƯỠNG THIẾT YẾU CHO CÂY TRỒNG THỦY CANH

dinh dưỡng cho cây thủy canh

Thủy canh là gì ?

Thủy canh là canh tác với nước, giúp cây hấp thụ trực tiếp hoàn toàn chất dinh dưỡng và khoáng chất trong nước nuôi cây thay vì chỉ hấp thụ được 5% dinh dưỡng từ môi trường đất hoặc tự tổng hợp.

Vì vậy, cần phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, khoáng chất, đảm bảo đầy đủ ánh sáng cần thiết cho quá trình hô hấp và quang hợp để cây trồng có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Những yếu tố dinh dưỡng nào là thiết yếu cho cây trồng thủy canh ?

Có 17 chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, trong đó carbon (C) và oxy (O) được cây lấy từ không khí, và các chất dinh dưỡng còn lại có thể được chia thành hai nhóm là đa lượng, bao gồm ba thành phần chính là đạm (N), lân (P), kali (K), canxi (Ca), magie (Mg),…; và nhóm vi lượng bao gồm sắt (Fe), đồng (Cu), kẽm (Zn), niken (Ni), molypden (Mo),…

Trong đó, các nguyên tố đa lượng được sử dụng với nồng độ cao cần thiết cho quá trình hô hấp, quang hợp và các quá trình khác để tạo ra chất dinh dưỡng. Đạm (N) chịu trách nhiệm cho sự phát triển và tạo màu xanh cho lá cây. Lân (P) kích thích và hình thành rễ, thúc đẩy quá trình ra hoa, đậu và chín quả. Kali (K) tạo độ rắn chắc cho thân, tăng sức đề kháng của cây đối với lạnh, hạn hán và mầm bệnh, …

Trong khi các nguyên tố vi lượng chỉ cần một lượng nhỏ giúp hỗ trợ tăng trưởng và phát triển cây trồng bằng cách cải thiện khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và điều hòa quá trình trao đổi chất. Sắt (Fe) và đồng (Cu) hỗ trợ sản xuất diệp lục tạo màu xanh cho lá. Niken (Ni) giúp điều hòa trao đổi khoáng chất. Kẽm (Zn) thúc đẩy tăng trưởng cho cây, … 

dinh dưỡng cho cây thủy canh
Lá rau diếp trồng thủy canh thiếu Mg (bên phải) và lá rau diếp hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng (bên trái).
Source: Hydroponican.com

Tuy nhiên, cung cấp quá nhiều chất dinh dưỡng sẽ ức chế sự hấp thụ của các chất dinh dưỡng khác, hoặc không đủ sẽ dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng, gây ra những tổn thương và biến dạng biểu hiện một cách rõ rệt và nhanh chóng trên cây trồng canh tác thủy canh, đồng thời còn gây lãng phí và tốn kém cho nhà nông. Một số những dấu hiệu của sự thiếu hụt chất dinh dưỡng như:

  • Thiếu đạm (N): Cây bị còi cọc, tán lá xanh nhạt và mỏng, rìa lá vàng héo hoặc chết.
  • Thiếu lân (P): Cây trở nên còi cọc, ít ra hoa và quả, lá bị thâm đen và tím tái, cây sinh trưởng chậm nên quá trình trồng cây cũng bị kéo dài.
  • Thiếu kali (K): Cây trở nên còi cọc, hoại tử, úa lá, xuất hiện nhiều đốm vàng, bìa lá chết và hoại tử, dễ bị rách.

Vì vậy, để đảm bảo cây trồng thủy canh nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển tối ưu, cần theo dõi cẩn thận và điều chỉnh các mức dinh dưỡng trong hệ thống thủy canh bằng cách kiểm tra hàm lượng dinh dưỡng trong dung dịch thủy canh thường xuyên, đặc biệt là hàm lượng đạm – lân – kali. 

DỤNG CỤ ĐO DINH DƯỠNG CÂY TRỒNG THỦY CANH – NPK (ĐẠM – LÂN – KALI)

HANNA HI3895 & HI3896 & HI3896P

Với dụng cụ đo dinh dưỡng NPK (đạm lân kali) trong đất Hanna HI3895 và HI3896 sẽ giúp bạn đánh giá hàm lượng dinh dưỡng trong môi trường thủy canh một cách nhanh chóng, đơn giản nhưng vẫn đảm bảo chính xác, từ đó dễ dàng hiệu chỉnh các mức dinh dưỡng (Đạm – Lân – Kali).

redlab-hanna-do-dinh-duong-dat-do-pH-3
redlab-hanna-do-dinh-duong-dat-do-pH-1

Giá trị pH trong thủy canh và mối liên hệ mật thiết với dinh dưỡng thủy canh

Không thể nói đến dinh dưỡng trong thủy canh nếu không đề cập đến giá trị pH. Giá trị pH của dung dịch thủy canh ảnh hưởng đến thành phần của dung dịch và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cần thiết của cây trồng thủy canh. Độ pH từ 5.5 – 6.0 là phạm vi tốt nhất cho hầu hết các loài cây trồng thủy canh. Nếu pH cao hơn hoặc thấp hơn phạm vi trên, cây trồng sẽ không thể hấp thu được một số chất dinh dưỡng. Điều này cuối cùng cũng sẽ dẫn đến sự thiếu hụt chất dinh dưỡng và gây ra những tổn thương nghiêm trọng trên cây trồng.

Biểu đồ trên mô tả những chất dinh dưỡng mà cây trồng hấp thụ ở các giá trị pH khác nhau để giúp người canh tác có thể điều chỉnh mức độ pH ở các giai đoạn tăng trưởng cụ thể của cây trồng. 

Ví dụ ở giai đoạn đầu sinh trưởng của cây, đạm (N), canxi (Ca) và magie (Mg) kích thích sự phát triển sinh trưởng của cây, vì vậy pH 7.0 sẽ tối ưu hóa hấp thụ cả ba chất dinh dưỡng, tuy nhiên nếu hàm lượng quá cao gây ra sự thiếu hụt kali (K) và sắt (Fe). Do đó, độ pH 6.0 sẽ cân bằng được lượng dinh dưỡng.

Hoặc khi cây cà chua bước vào giai đoạn ra hoa kết quả sẽ cần nhiều kali (K) và sắt (Fe) tạo ra hương vị đặc trưng của quả cà chua, vì vậy nên giảm một chút khả năng hấp thụ đạm (N), canxi (Ca), magie (Mg) của cây trong giai đoạn sinh trưởng với độ pH 5.5 để tập trung vào giai đoạn ra hoa kết quả.

Vì vậy, người canh tác thủy canh sẽ cần có sẵn các thiết bị đo pH và bộ đệm pH (pH tăng và pH giảm) để thực hiện điều chỉnh khi cần thiết với bút đo đa chỉ tiêu HI98129 xác định chính xác độ pH của dung dịch thủy canh với hai bộ đệm chuẩn hiệu chỉnh (pH 4.01/ 7.01/ 10.01 hoặc 4.01/ 6.86/ 9.18).

Chỉ số EC (Độ dẫn điện) và TDS (Tổng lượng chất rắn hòa tan) ảnh hưởng như thế nào đến dinh dưỡng cây trồng thủy canh ?

Chỉ số độ dẫn điện (EC) và tổng lượng chất rắn hòa tan (TDS) là những chỉ số quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và khoáng chất của cây trồng thủy canh. Nếu EC/TDS hiện diện cao trong nguồn nước dùng làm dịch thủy canh, có thể khiến các chất dinh dưỡng kết tụ lại với nhau và cây trồng không thể hấp thu được.

Giá trị EC (ms/cm) và TDS (ppm) phụ thuộc vào đặc điểm sinh lý của từng loại cây trồng khác nhau:

Cây trồngTDSECCây trồngTDSEC
Húng quế700 – 11201.0 – 1.6Dưa leo1190 – 17501.7 – 2.5
Việt quất1260 – 14001.8 – 2.0Tỏi980 – 12601.4 – 1.8
Bông cải xanh1960 – 24502.8 – 3.5Diếp cá560 – 8400.8 – 1.2
Bắp cải1750 – 21002.5 – 3.0Cần tây560 – 12600.8 – 1.8
Súp lơ1050 – 14001.5 – 2.0Cà chua1400 – 35002.0 – 5.0
Hẹ1260 – 15401.8 – 2.2Bí đao1260 – 16801.8 – 2.4
Source: HTGSUPPLY.COM

Đối với EC, nếu chỉ số cao hơn thì cây hấp thu nước nhanh hơn hấp thu khoáng chất, làm nồng độ dung dịch tăng cao gây ngộ độc. Ngược lại, nếu thấp hơn thì cây hấp thu khoáng nhanh hơn và không đủ lượng khoáng cho giai đoạn sinh trưởng tiếp theo, gây chậm lớn và kém phát triển.

Đối với TDS, nếu chỉ số xuống thấp, dịch thủy canh không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây trồng. Ngược lại, nếu quá cao sẽ gây ra hiện tượng ngộ độc cho cây.

Vì vậy, việc duy trì các chỉ số TDS và EC ở một mức độ ổn định là rất quan trọng thông qua việc theo dõi cẩn thận bằng bút đo đa chỉ tiêu và điều chỉnh các chỉ số trên thông qua việc điều chỉnh hàm lượng dinh dưỡng và khoáng chất trong dịch thủy canh

Tài liệu tham khảo:

  1. Hydroponic Way, 13 Nutrients Required for Hydroponic Plants, 2022
  2. Arcadia Glass House, Hydroponic Nutrients – The Essential Elements, 2022
  3. Elsa Sanchez et al., “Hydroponics systems and principles of plant nutrition: Essential Nutrients, Function, Deficiency, and Excess”, The Pennsylvania State University, 2022
  4. Trejo-Téllez, Libia I., and Fernando C. Gómez-Merino. “Nutrient solutions for hydroponic systems.” Hydroponics-a standard methodology for plant biological researches (2012): 1-22.

Tham khảo thêm:

Kỹ thuật trồng cây thủy canh là gì? Phân loại kỹ thuật canh tác thủy canh>>>

Những nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng thủy canh là gì?

Vai trò của EC/ TDS trong trồng cây thủy canh 


REDLAB – FOR YOUR LABORATORY

Công ty TNHH Redlab là đối tác đáng tin cậy cho phòng LAB của bạn, chúng tôi cung cấp:

  • Thiết bị và vật tư tiêu hao
  • Tư vấn, thiết kế và lắp đặt nội thất phòng thí nghiệm
  • Dịch vụ sửa chữa – bảo trì – bảo dưỡng thiết bị

Mời bạn xem thông tin sản phẩm và đặt hàng các thiết bị tại cửa hàng trực tuyến của RedLAB tại đây: online-store.redlab.com.vn hoặc tham khảo thêm các sản phẩm thiết bị phòng thí nghiệm khác trên website: redlab.com.vn

Để được tư vấn sản phẩm, mời bạn liên hệ HOTLINE: 0889 973 944.