BLOG NGÀNH THỦY - HẢI SẢN THIẾT BỊ ĐO HANNA ỨNG DỤNG

TẦM QUAN TRỌNG CỦA KIỂM SOÁT ĐỘ MẶN TRONG NƯỚC 

độ mặn trong nước

Bên cạnh những thành quả đạt được, ngành thủy hải sản Việt Nam cũng đối mặt với không ít khó khăn, do các điều kiện khách quan như thiên tai, hạn hay ngập mặn, đặc biệt là do dịch bệnh, mà nguyên nhân chính là do nguồn nước không đảm bảo chất lượng.

Nguồn nước không đảm bảo các yêu cầu tối thiểu có thể khiến các loài cá, tôm không sinh trưởng phát triển tốt. Vì thế việc tiến hành quan trắc nguồn nước là điều cần thiết. Đặc biệt, trong điều kiện môi trường nuôi trồng thủy sản có chiều hướng suy thoái và khó kiểm soát do các vấn đề liên quan đến nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp không ngừng gia tăng khiến dịch bệnh xuất hiện ngày càng nhiều trên các loài thủy hải sản.

Việc đo và kiểm soát hàm lượng các chỉ tiêu quan trọng trong nước là điều hết sức cần thiết.

1. Độ mặn là gì?

Độ mặn là một trong những thông số quan trọng, được phân tích và kiểm soát thường xuyên trong bể nuôi cá nước mặn.

Đo độ mặn được hiểu là phép đo tất cả các muối hòa tan trong nước. 

Nước biển là một dung dịch chứa hầu hết mọi nguyên tố ở các nồng độ khác nhau, gồm các hợp chất chất hữu cơ và vô cơ, bên cạnh đó còn chứa một loạt các nguyên tố vi lượng. 

2. Phương pháp đo độ mặn

Các phương pháp thông dụng của người chơi cá biển là sử dụng tỷ trọng kế, khúc xạ kế, thước đo độ mặn, bút đo và máy đo độ dẫn điện.

Tỷ trọng kế, khúc xạ kế và thước đo độ mặn là các dụng cụ được lựa chọn nhiều nhất vì giá thành dễ mua nhưng đổi lại tính chính xác thấp, khó sử dụng (chỉ chính xác khi nước ở điều kiện cụ thể mà thiết bị yêu cầu) và chỉ đo được độ mặn chứ không tích hợp đo được các thông số khác.

Bút đo và thiết bị đo điện tử được ít lựa chọn hơn nhưng mang lại tính chính xác cao hơn cũng như thao tác đo đơn giản và nhanh hơn rất nhiều. Được tích hợp nhiều phép đo trong một thiết bị như ppt, PSU (độ dẫn điện), tỷ trọng và nhiệt độ.

*Ngoài phép đo tỷ trọng (S.G) và khúc xạ, phép đo độ dẫn điện hay có thể hiểu là phép đo các chất rắn ion hòa tan có trong nước được xem là phương pháp đo độ mặn hiệu quả nhất do cộng đồng khoa học tin chọn. Khi các muối trở thành ion khi hòa tan trong nước có thể dẫn dòng điện được máy đo cảm nhận và thể hiện bằng đơn vị PSU (hoặc mS). 

3. Các máy đo độ mặn chuyên dụng

3.1 Bút đo độ mặn của nước Hanna HI98319 nhỏ gọn, độ chính xác cao

– Máy đo độ mặn từ 0.0 to 70.0 ppt (g/L) 

– Dễ sử dụng

– Độ chính xác cao 

– Thiết kế dạng bỏ túi, nhỏ gọn

– Máy có thể hiệu chuẩn để tăng độ chính xác cho phép đo

– Cung cấp kèm các gói dung dịch hiệu chuẩn

Bút đo độ mặn trong nước Hanna HI98319 nhỏ gọn, độ chÍnh xác cao

3.2 Máy đo độ mặn của nước HI96822 Hanna

 Khúc xạ kế điện tử chuyên dùng để phân tích nước biển (không phải NaCl)

– Đo độ mặn theo đơn vị PSU, ppt (g/L), và SG (20/20)

– Kích thước mẫu nhỏ, khoảng 2 giọt dung dịch (0.1 mL)

– Bù nhiệt độ tự động 

– Hiệu chuẩn đơn giản và dễ dàng chỉ với 1 phím bấm

– Phép đo nhanh chóng, chính xác trong 1.5 giây

Máy đo độ mặn trong nước HI96822 Hanna

Làm thế nào để cá nước mặn sinh trưởng và phát triển tốt? Tìm hiểu thêm tại đây>>>


REDLAB – FOR YOUR LABORATORY

Công ty TNHH Redlab là đối tác đáng tin cậy cho phòng LAB của bạn, chúng tôi cung cấp:

  • Thiết bị và vật tư tiêu hao
  • Tư vấn, thiết kế và lắp đặt nội thất phòng thí nghiệm
  • Dịch vụ sửa chữa – bảo trì – bảo dưỡng thiết bị

Mời bạn xem thông tin sản phẩm và đặt hàng các thiết bị hãng HANNA tại cửa hàng trực tuyến của RedLAB tại đây: online-store.redlab.com.vn hoặc tham khảo thêm các sản phẩm thiết bị phòng thí nghiệm khác trên website: redlab.com.vn

Để được tư vấn sản phẩm, mời bạn liên hệ HOTLINE: 0889 973 944.