BLOG NGÀNH NÔNG NGHIỆP THIẾT BỊ THIẾT BỊ ĐO HANNA ỨNG DỤNG

PHƯƠNG PHÁP ĐO NPK (ĐẠM – LÂN – KALI) VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG KHÁC TRONG ĐẤT

dinh dưỡng trong đất

Loại phân bón nào nên được thêm vào đất? Hàm lượng đạm thích hợp để bổ sung là bao nhiêu? Tại sao cây trồng lại kém phát triển? Đây đều là những câu hỏi rất phổ biến, tuy nhiên để giải đáp những câu hỏi trên thì chỉ cần giải quyết một vấn đề – Phân tích đất và kiểm tra hàm lượng dinh dưỡng đất!

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC PHÂN TÍCH LƯỢNG CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG ĐẤT

kiểm tra - đo dinh dưỡng trong đất hanna redlab

Phân tích đất để kiểm tra và xác định hàm lượng dinh dưỡng đất có sẵn, ngoài ra còn xác định được giá trị pH, chất ô nhiễm hữu cơ và kim loại, mức độ mùn. Nhưng lý do quan trọng nhất cho việc đo đất là cung cấp thông tin về hàm lượng dinh dưỡng đất cho người canh tác.

Vì vậy, người canh tác cần có những sự điều chỉnh trong đất dinh dưỡng trồng rau cho phù hợp, đặc biệt là tỷ lệ NPK (đạm lân kali). Kết quả phân tích đất sẽ giúp người canh tác tính toán được lượng phân bón cần sử dụng cũng như tỷ lệ NPK cần bổ sung. Ví dụ, nếu đất ít đạm, kết quả kiểm tra đất sẽ chỉ ra rằng cần bổ sung một loại phân bón có hàm lượng đạm cao. Hay nếu bản thân đất đã đầy đủ dinh dưỡng, người canh tác sẽ không cần phải cải tạo đất quá nhiều.

Phân tích đất sẽ đánh giá được kết cấu cơ bản của đất (đất cát, đất phù sa, đất sét) và xác định được độ chua của đất (giá trị pH) dựa vào hàm lượng dinh dưỡng có sẵn trong đất mà điển hình là hàm lượng NPK: đạm lân kali. 


Từ đó, người canh tác cần thay đổi hàm lượng dinh dưỡng đất phù hợp cho từng loại cây trồng giúp chúng sinh trưởng và phát triển tối ưu. Bởi vì quá nhiều hay quá ít dinh dưỡng cũng có thể gây ra những thiệt hại đáng kể cho cây trồng.

PHƯƠNG PHÁP ĐO NPK (ĐẠM – LÂN – KALI) ĐƠN GIẢN VÀ HIỆU QUẢ CHO ĐẤT

Việc phân tích đất có thể được xác định thông qua việc sử dụng các bộ TEST KITS tại nhà bao gồm dụng cụ đo pH và dinh dưỡng NPK (đạm, lân, kali) trong đất.

Dụng cụ kiểm tra đất cần thiết:

  • Bộ kiểm tra đất
  • Hộp đựng sạch sẽ
  • Bay xúc đất hoặc thìa lớn
  • Nước cất
  • Ống đong hay cốc đo lường

Lấy mẫu đất đại diện:

1. Trích xuất mẫu đất:

  • Với ruộng lớn, lấy 1 hoặc 2 mẫu đồng nhất cứ với 1,000 m2 (0.1 ha)
  • Với khu vực nhỏ hơn, nên dùng 2 mẫu mang tính đại diện sẽ cho kết quả cuối cùng chính xác nhất.
  • Đối với khu vườn nhỏ, chỉ cần 1 mẫu.

2. Tránh lấy mẫu đất có những biểu hiện bất thường nhìn thấy được, loại bỏ rác trên bề mặt và tránh lấy mẫu ở những nơi đã đổ tro hay ủ phân hữu cơ.

3. Số lượng mẫu: Lấy một lượng đất như nhau cho mỗi mẫu.

4. Độ sâu trích xuất:  Đào và loại bỏ 5 cm của lớp đất mặt

  • Đối với cây thân thảo: lấy mẫu ở độ sâu từ 5 đến 15 cm.
  • Đối với các loại cây khác (hoa, rau): độ sâu từ 20 đến 40 cm.
  • Đối với cây thân gỗ: độ sâu từ 20 đến 60 cm.

5. Đồng nhất tất các cả mẫu.

6. Lấy lượng đất khô từ hỗn hợp để phân tích, loại bỏ đá và bã thực vật.

Phương pháp tiến hành:

1.  Trộn mẫu đất với nước (sử dụng nước cất thay vì nước máy để đảm bảo kết quả phân tích chính xác vì nước máy có chứa hóa chất và khoáng chất làm sai lệch kết quả) tạo thành dung dịch đất

2. Khuấy/ lắc đều hỗn hợp, sau đó để lắng cho đến khi dung dịch trong.

3. Đổ đầy dung dịch vào các ống phân tích.

4. Thêm bột màu phân tích cho từng chỉ tiêu N, P, K và hòa tan trong 10 phút trước khi đọc kết quả.

Phân tích kết quả:

  • Đưa kết quả đến nguồn ánh sáng tự nhiên và so sánh với bảng chỉ thị màu.
  • Màu càng đậm chứng tỏ đất càng chứa nhiều chất dinh dưỡng và độ phì nhiêu càng cao theo chỉ tiêu được phân tích.

Hàm lượng đạm bao nhiêu là thích hợp cho đất?

Tất cả các chất dinh dưỡng trong đất đều quan trọng, nếu thiếu bất kì một chất nào, cây trồng sẽ không thể phát triển bình thường. 

Tuy nhiên, đạm (N) lại là nguyên tố quan trọng nhất vì N di chuyển nhanh chóng qua đất, tạo thành các dạng như nitrate, nitrite hoặc amoniac hòa tan dễ dàng tan trong nước và bị “rửa trôi” sau mưa. Hoặc N chuyển đối thành N2 thoát ra ngoài không khí. 

Vì vậy, đất dinh dưỡng trồng rau dễ bị thiếu hụt đạm và cần được kiểm tra thường xuyên. Đạm (N) xuất hiện trong đất ở dạng hữu cơ và vô cơ và đều có thể được đo để xác định hàm lượng đạm có trong đất.

Bảng: Kết quả phân tích đạm (N) trong đất

Độ phì nhiêuppm
Thấp< 10
Trung Bình10 – 20
Cao20 – 30
Quá mức> 30 

BỘ DỤNG CỤ ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG DINH DƯỠNG TRONG ĐẤT

ĐƠN GIẢN VÀ HIỆU QUẢ

Bộ dụng cụ đo hàm lượng đạm trong đất đơn giản, nhỏ gọn, có thể tiến hành đo nhanh chóng, cho kết quả nhanh chỉ vài phút.

Tài liệu tham khảo:

  1. Robin Sweetser, “How to Test Your Garden Soil (And 3 DIY Tests), 2022.
  1. Garden Myths, “Soil Testing for NPK”.
  1. Amy Andrychowicz, “How to Test Garden Soil Using A Home Testing Kit”.
  1. Allan Fulton, “Understanding and Applying Information from a Soil Test”, 2010.

REDLAB – FOR YOUR LABORATORY

Công ty TNHH Redlab là đối tác đáng tin cậy cho phòng LAB của bạn, chúng tôi cung cấp:

  • Thiết bị và vật tư tiêu hao
  • Tư vấn, thiết kế và lắp đặt nội thất phòng thí nghiệm
  • Dịch vụ sửa chữa – bảo trì – bảo dưỡng thiết bị

Mời bạn xem thông tin sản phẩm và đặt hàng các thiết bị tại cửa hàng trực tuyến của RedLAB tại đây: online-store.redlab.com.vn hoặc tham khảo thêm các sản phẩm thiết bị phòng thí nghiệm khác trên website: redlab.com.vn

Để được tư vấn sản phẩm, mời bạn liên hệ HOTLINE: 0889 973 944.