Độ đục là gì ?
Độ đục là một đặc tính quang học phổ biến và trực quan của nước (đục hoặc trong), thể hiện chất lượng của nước và là một thông số khó đo lường. Có nhiều phương pháp khác nhau để đo lường độ đục, từ đó nhiều đơn vị khác nhau đã được thiết kế để chuẩn hóa kết quả của độ đục và cho phép so sánh giữa các thông số với nhau.
Độ đục được hình dung một cách đơn giản thông qua ví dụ về các loại nước, nước uống không có màu và trong do đó độ đục thấp hoặc gần như không có, trong khi nước từ một con sông bùn sẽ có màu nâu và đục, do đó độ đục sẽ cao.
Độ đục là một chỉ số quan trọng trong chỉ tiêu đo lường chất lượng nước, đặc biệt là trong ngành công nghiệp nước uống và nuôi trồng thủy sản.
Chỉ số độ đục chỉ đo độ trong suốt của chất lỏng, khác với chỉ số tổng chất rắn lơ lửng TSS và tổng chất rắn hòa tan TDS. Tuy nhiên, việc đo TSS hay TDS tương quan sẽ cho biết độ trong của mẫu có bị ảnh hưởng bởi trầm tích vô cơ, vi khuẩn hay các chất kết tủa khác xuất hiện trong chất lỏng hay không.
Nguyên nhân và tác động của độ đục đến môi trường thủy sinh
Nguồn chính gây ra độ đục thường là thực vật phù du, các hạt đất sét hoặc phù sa do xói mòn bờ biển, hay trầm tích dưới đáy biển lơ lửng, các chất hữu cơ kết tủa từ nước thải.
Ngoài ra, các hoạt động nạo vét, khơi thông kênh rạch, hay lũ lụt, hoặc thậm chí có nhiều cá sống ở tầng đáy (cá chép) cũng có thể khuấy động trầm tích đáy và tăng độ đục của nước.
Nồng độ cao các hạt vật chất làm giảm khả năng thâm nhập của ánh sáng mặt trời, làm chậm sự phát triển của thực vật thủy sinh, giảm quang hợp và lượng oxy giải phóng vào ban ngày thấp, dẫn đến ngạt thở đối với động vật thủy sinh.
Khi các hạt phù sa, đất sét và các chất thải hữu cơ lắng xuống đáy, có khả năng giết chết ấu trùng mới nở, hoặc lấp đầy các khe đá nơi sinh sống của các động vật thủy sinh. Bên cạnh đó, các hạt vật chất mịn làm tắc nghẽn cấu trúc mang của cá, ngăn cản sự hô hấp, phát triển và chống lại bệnh tật.
Đo/ phân tích độ đục của nước gián tiếp cho biết sự hiện diện của mầm bệnh, vi khuẩn và các chất ô nhiễm như chì và thủy ngân gây hại cho sức khỏe không chỉ động thực vật thủy sinh mà kể cả sức khỏe của con người.
Tiêu chuẩn về độ đục
Các báo cáo kết quả đo độ đục thường được hiển thị dưới dạng NTU hoặc JTU. Trong đó:
- NTU – Đơn vị đo độ đục của Nephelometric từ các thiết bị đo độ đục hiện đại theo tiêu chuẩn EPA.
- JTU – Đơn vị đo độ đục của Jackson từ phương pháp đo độ đục truyền thống trước đây.
Ngày nay, hầu hết các tiêu chuẩn độ đục hiện đại được làm từ formazine, một loại polymer được làm từ hydrazine và hexamethylenetetramine có sự đồng đều và nhất quán, vì vậy được chấp thuận bởi gần như tất cả các tổ chức tiêu chuẩn trên thế giới như ISO, EPA, ASBC.
Công thức quy đổi: 1 dung dịch huyền phù chứa 1.25 mg/L hydrazine sulfate và 12.5 mg/L hexamethylenetetramine trong nước = 1 FTU = 1 NTU
Một vài những đơn vị độ đục khác dựa trên FTU:
- NTRU: Đơn vị tỷ lệ độ đục của Nephelometric
- FNU: Đơn vị đo Formazin Nephelometric = FTU nhưng sử dụng tiêu chuẩn ISO 7027
- ASBC-FTU: Hiệp hội các nhà hóa học sản xuất bia Mỹ: Sử dụng tiêu chuẩn ASBC để thiết kế máy đo độ đục (EPA 180.1 hay ISO 7027).
Các phương pháp đo độ đục
Các phương pháp đánh giá chất lượng nước qua phân tích độ đục của nước được phát triển theo thời gian
4.1. Phương pháp Nến Jackson:
Phương pháp đo độ đục thô sơ đầu tiên được biết đến và làm cơ sở quan trọng cho các phép đo độ đục hiện đại.
Sử dụng một ống thủy tinh thẳng đứng trên một ngọn nến, mẫu dung dịch được cho vào ống cho đến khi không còn nhìn thấy hình ảnh rõ của ngọn lửa nến. Chiều cao cuối cùng của mẫu được thêm vào là độ đục tương ứng.
4.2. Phương pháp đo độ đục hiện đại:
Các thiết bị hiện đại có thể xác định độ đục theo hai cách: làm mất ánh sáng từ chùm tia sáng truyền qua hay đo ánh sáng tán xạ vào các đầu dò xung quanh.
Với sự có mặt của chất rắn lơ lửng, ánh sáng sẽ bị tán xạ, nồng độ chất rắn càng cao thì ánh sáng bị tán xạ càng nhiều, nên phép đo độ đục cho giá trị càng cao.
Tìm hiểu kỹ hơn về cách đo độ đục đảm bảo độ chính xác cao tại đây>>>
Máy đo độ đục cầm tay theo tiêu chuẩn EPA và ISO
- Máy đo độ đục cầm tay sử dụng phương pháp EPA hiển thị đơn vị là NTU và cũng sử dụng để đo clo, là công cụ hữu ích khi đo nước uống.
- Máy đo độ đục dựa trên phương pháp ISO sử dụng đơn vị FNU và thường được sử dụng để đo hàm lượng bentonite trong rượu và khói mù trong bia.
- Ưu điểm của máy đo độ đục cầm tay:
- Có nhiều cảm biến độ đục khác nhau sẵn có để đáp ứng nhu cầu sử dụng.
- Có độ chính xác cao.
- Dễ dàng thao tác và sử dụng.
- Thích hợp sử dụng trong nhiều môi trường đo khác nhau.
- Hiển thị các phép đo độ đục với các số liệu khác nhau, dễ dàng so sánh và nghiệm thu kết quả (NTU, FTU, v.v.)
- Tiết kiệm thời gian, chi phí.
Máy đo độ đục để bàn theo tiêu chuẩn ISO
- Máy đo độ đục theo tiêu chuẩn ISO 7027 được thiết kế độc đáo cho phép đánh giá chất lượng nước, đặc biệt là thang đo độ đục thấp, cho kết quả đáng tin cậy và chính xác. Dựa trên hệ thống quang học tiên tiến đảm bảo kết quả chính xác và ổn định lâu dài, giảm thiểu nhiễu ánh sáng và màu sắc đi lạc.
Hiển thị nhiều đơn vị đo với các chế độ phân tích độ đục khác nhau: 0.00 – 1000 FNU, 10.0 – 4000 FAU, 0.00 – 4000 NTU tỷ lệ, 0.00 – 1000 NTU không tỷ lệ.
Tài liệu tham khảo:
- https://hannavietnam.com/blog-detail/do-do-duc-trong-nuoc-60.
REDLAB – FOR YOUR LABORATORY
Công ty TNHH Redlab là đối tác đáng tin cậy cho phòng LAB của bạn, chúng tôi cung cấp:
- Thiết bị và vật tư tiêu hao
- Tư vấn, thiết kế và lắp đặt nội thất phòng thí nghiệm
- Dịch vụ sửa chữa – bảo trì – bảo dưỡng thiết bị
Mời bạn xem thông tin sản phẩm và đặt hàng các thiết bị tại cửa hàng trực tuyến của RedLAB tại đây: online-store.redlab.com.vn hoặc tham khảo thêm các sản phẩm thiết bị phòng thí nghiệm khác trên website: redlab.com.vn
Để được tư vấn sản phẩm, mời bạn liên hệ HOTLINE: 0889 973 944.