BLOG THIẾT BỊ

MSDS/ SDS LÀ GÌ? HƯỚNG DẪN CÁCH XEM MSDS/ SDS

1. MSDS là gì? MSDS là viết tắt của từ gì?

MSDS là từ viết tắt của cụm từ tiếng anh Material Safety Data Sheet, còn được gọi là Bảng hướng dẫn/ chỉ dẫn an toàn hóa chất.

MSDS là một dạng văn bản cung cấp các thông tin, dữ liệu liên quan đến các thuộc tính của một hóa chất cụ thể nào đó, chẳng hạn như H20, CH3Br, C4H4,…

MSDS (Material Safety Data Sheet) được tạo ra nhằm giúp những người cần phải tiếp xúc hay làm việc với hóa chất đó, không kể là dài hạn hay ngắn hạn, biết và hiểu được các đặc tính hóa học, vật lý của hóa chất đó cùng các yếu tố khác (sẽ được trình bày bên dưới), giúp người đó sử dụng nó một cách an toàn cũng như các cách xử lý cần thiết khi gặp sự cố, tai nạn với hóa chất đó.

Ngoài ra, MSDS còn có tác dụng cảnh báo các mối nguy hiểm trong quá trình sử dụng, các quy trình phải tuân thủ khi tiếp xúc với hóa chất đó. Cũng như xây dựng phương án vận chuyển, xếp dỡ, bảo quản. MSDS còn là chứng từ mà hải quan có thể sẽ yêu cầu cung cấp bổ sung vào bộ hồ sơ xuất nhập khẩu.

Hiện nay chưa có quy định bắt buộc hay cố định về cách trình bày của mẫu MSDS. Tuy nhiên, 1 file MSDS cần đảm bảo chứa đầy đủ các thông tin cần thiết ( sẽ được đề cập ở mục 2), thông tin trên MSDS được sắp xếp thành các phần. Tên và nội dung cụ thể của các phần này có thể thay đổi từ MSDS của nhà cung cấp này sang MSDS của nhà cung cấp khác, nhưng thường giống với 16 phần của Tiêu chuẩn ANSI về MSDS.

SDS là gì? SDS là từ viết tắt của từ gì?

SDS (Safety Data Sheet) và MSDS (Material Data Sheet) về cơ bản không khác nhau gì nhiều. SDS được làm theo quy chuẩn quốc tế nên chỉ có 1 dạng và bao gồm đầy đủ 16 phần, trong khi đó MSDS lại có nhiều định dạng và sắp xếp theo trật tự khác nhau.

Hiện nay MSDS đã được chuyển đổi sang SDS nhằm tạo ra một cách thức đơn giản và hiệu quả để giúp người mua và cả người bán nắm bắt các thông tin cần thiết về an toàn hóa chất. Trong phần 2 bên dưới, sẽ trình bày các mục bắt buộc xuất hiện trong SDS, tương ứng với những mục cần có trong MSDS.

2. MSDS/ SDS cung cấp những thông tin gì?

SDS và MSDS cần chứa 16 mục sau đây:

  • Product and Company Identification
  • Hazards Identification
  • Composition, Information on Ingredients
  • First Aid Measures
  • Fire Fighting Measures
  • Accidental Release Measures
  • Handling And Storage
  • Exposure Controls, Personal Protection
  • Physical And Chemical Properties
  • Stability And Reactivity
  • Toxicological Information
  • Ecological Information
  • Disposal Considerations
  • Transport Information
  • Regulatory Information
  • Other Information

1. Product and Company Identification – Nhận dạng hóa chất và nhà cung cấp/ sản xuất hóa chất

Mục này trong MSDS hay SDS sẽ bao gồm:

  • Tên thường gọi, tên thương mại (nếu có), tên khác ( không phải tên khoa học). Công thức hóa học (formula).
  • Có thể có: CAS NO (viết tắt của Chemical Abstracts Service, dùng để định danh các nguyên tố hóa học, và cả hợp hợp chất hóa học, các polyme, các chuỗi sinh học, các hỗn hợp và các hợp kim, giúp cho việc tìm kiếm hóa chất trong các cơ sở dữ liệu thuận tiện hơn.)
  • Tên, địa chỉ và thông tin liên lạc của nhà sản xuất, cung cấp hóa chất.
Ví dụ về mục 1 trong MSDS/ SDS của H2S
Ví dụ về mục 1 trong MSDS/ SDS của Benzene

2. Hazards Identification – nhận dạng đặc tính nguy hiểm của hóa chất

Classification of the substance or mixture – Xếp loại, phân loại mức độ nguy hiểm: Cung cấp một cái nhìn tổng quan về tình trạng khẩn cấp, bao gồm các đặc tính vật lý, cũng như các mối nguy vật lý của hóa chất đó. Được phân loại theo các quy định, tiêu chuẩn của OSHA/ HCS hay GHS-US. Mục này liệt kê các ảnh hưởng và triệu chứng có hại cho sức khỏe con người có thể xảy ra do việc sử dụng sai cũng như các mối nguy tiềm ẩn về môi trường của hóa chất, ví dụ như thủng tần ozone, …

Các thông tin sẽ có trong mục này thường là:

  • Phân loại mức độ nguy hiểm của hóa chất/ The hazard classification of the chemical (e.g., flammable liquid, category1).
  • Signal word.
  • Cảnh báo nguy hiểm/ Hazard statement(s).
  • Biểu tượng tượng hình/ Hazard Pictograms (các ký hiệu tượng hình hoặc biểu tượng nguy hiểm có thể được trình bày dưới dạng đồ họa tái hiện nguy hiểm của hóa chất)
  • Cách phòng tránh, ngăn ngừa/ Precautionary statement(s).

Tìm hiểu thêm về hazard pictograms tại đây >>>

Tìm hiểu thêm về cách phân loại các nhóm hóa chất độc hại tại đây >>

Ví dụ về mục 2 trong MSDS/ SDS của H2S

3. Composition, Information on Ingredients – thành phần/ thông tin có trong hóa chất

Phần này xác định (các) thành phần có trong hóa chất được ghi trên SDS, bao gồm các tạp chất và phụ gia ổn định. Thông tin bắt buộc bao gồm:

*Substance:

  • Tên hóa học.
  • Tên thông thường và tên khác.
  • CAS no hoặc mã số định danh khác.
  • Các tạp chất và phụ gia ổn định.

*Hỗn hợp:

Tên hóa học và nồng độ (tức là tỷ lệ phần trăm chính xác) của tất cả các thành phần được phân loại là nguy hiểm cho sức khỏe.

Ví dụ về mục 3 trong MSDS/ SDS của Benzene

4. First Aid Measures – phương pháp sơ cứu

Phần này mô tả cách sơ cứu, cấp cứu ban đầu cần thiết cần được thực hiện bởi những người chưa qua đào tạo về y tế đối với một cá nhân đã tiếp xúc với hóa chất.

Mục này sẽ cung cấp các thông tin sau :

  • Hướng dẫn sơ cứu cần thiết theo các đường tiếp xúc có liên quan như phổi do hít phải, đường da do tiếp xúc với da và mắt, hoặc đường tiêu hóa do nuốt phải hóa chất.
  • Mô tả các triệu chứng hoặc ảnh hưởng quan trọng nhất, và bất kỳ triệu chứng nào ở mức độ cấp tính hoặc các biểu hiện trễ (delayed – sau bao nhiêu phút hay giờ kể từ lúc tiếp xúc hay xảy ra tai nạn với hóa chất đó).
  • Khuyến nghị về các biện pháp chăm sóc y tế và cách điều trị đặc biệt khi cần thiết.
Ví dụ về mục 4 trong MSDS/ SDS của H2S

5. Fire Fighting Measures – phương pháp xử lý chống cháy nổ

Phần này cung cấp các thông tin, cách để chữa cháy nổ do hóa chất gây ra. Thông tin được cung cấp ở phần này trong MSDS hay SDS sẽ bao gồm:

  • Lời khuyên về thiết bị chữa cháy phù hợp và thông tin về thiết bị chữa cháy không phù hợp với một tình huống cụ thể.
  • Lời khuyên về các mối nguy hiểm cụ thể phát sinh từ hóa chất trong quá trình cháy, chẳng hạn như bất kỳ sản phẩm cháy nguy hiểm nào được tạo ra khi hóa chất đó cháy.
  • Khuyến nghị về thiết bị bảo vệ đặc biệt hoặc các biện pháp phòng ngừa cho lính cứu hỏa.
Ví dụ về mục 5 trong MSDS/ SDS của Benzene

6. Accidental Release Measures – phương pháp tránh sự cố thất thoát

Mục này trong SDS hay MSDS cung cấp các khuyến nghị về cách ứng phó thích hợp đối với sự cố tràn, rò rỉ hoặc giải phóng hóa chất, bao gồm các biện pháp ngăn chặn và thu dọn để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu sự tiếp xúc giữa hóa chất với con người, tài sản hoặc môi trường.

Nó cũng có thể bao gồm các khuyến nghị phân biệt giữa các ứng phó đối với sự cố tràn lớn và nhỏ, trong đó thể tích tràn có tác động đáng kể đến môi trường.

Thông tin được trình bày trong mục này có thể bao gồm các khuyến nghị về:

  • Sử dụng các biện pháp phòng ngừa cá nhân (chẳng hạn như loại bỏ các nguồn gây cháy hoặc đảm bảo khu vực thí nghiệm/ vận hành thông thoáng gió) và thiết bị bảo hộ để ngăn ngừa sự phơi nhiễm qua da, mắt và quần áo.
  • Quy trình khẩn cấp, bao gồm hướng dẫn sơ tán, tham khảo ý kiến ​​chuyên gia khi cần, và quần áo bảo hộ thích hợp.
  • Các phương pháp và vật liệu phù hợp được sử dụng để ngăn chặn rò rỉ, tràn hóa chất.
  • Quy trình làm sạch ví dụ như các kỹ thuật thích hợp để trung hòa, khử ô nhiễm, làm sạch hoặc hút bụi; dùng vật liệu hấp phụ; thiết bị cần thiết để làm sạch.
Ví dụ về mục 6 trong MSDS/ SDS của Benzene

7. Handling And Storage – Điều kiện về cất giữ, bảo quản

Phần này cung cấp hướng dẫn về thực hành xử lý an toàn và các điều kiện để bảo quản an toàn hóa chất.

Mục 7 này sẽ cung cấp các thông tin sau:

  • Các biện pháp phòng ngừa nhằm sử dụng an toàn, bao gồm các khuyến nghị về việc xử lý các hóa chất không tương thích, giảm thiểu việc thải hóa chất ra môi trường và đưa ra lời khuyên về các thực hành vệ sinh chung (ví dụ: cấm ăn, uống và hút thuốc trong khu vực làm việc).
  • Khuyến nghị về các điều kiện bảo quản an toàn. Đưa ra lời khuyên về các yêu cầu bảo quản cụ thể (ví dụ: yêu cầu thông gió).
Ví dụ về mục 7 trong MSDS/ SDS của Benzene

8. Exposure Controls, Personal Protection – Bảo vệ cá nhân

Phần này chỉ ra các giới hạn phơi nhiễm, các biện pháp kiểm soát kỹ thuật trong phòng thí nghiệm, nơi sản xuất, sử dụng hóa chất và các biện pháp bảo vệ cá nhân có thể được sử dụng để giảm thiểu sự phơi nhiễm của công nhân với hóa chất đó.

Thông tin bắt buộc thể hiện trong mẫu SDS bao gồm:

  • OSHA Permissible Exposure Limits (PELs) – Giới hạn phơi nhiễm cho phép của OSHA (PEL), American Conference of Governmental Industrial Hygienists (ACGIH) Threshold Limit Values (TLVs) và bất kỳ tiêu chuẩn về giới hạn phơi nhiễm nào khác được sử dụng hoặc khuyến nghị bởi nhà sản xuất hóa chất, nhà nhập khẩu.
  • Các biện pháp kiểm soát kỹ thuật thích hợp (ví dụ, sử dụng hệ thống thông gió cục bộ hoặc chỉ sử dụng trong một hệ thống kín).
  • Khuyến nghị về các biện pháp bảo vệ cá nhân để ngăn ngừa bệnh tật hoặc thương tích do tiếp xúc, phơi nhiễm hóa chất, chẳng hạn như thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE), ví dụ: các loại bảo vệ mắt, mặt, da hoặc hô hấp thích hợp cần thiết dựa trên các mối nguy hiểm và khả năng tiếp xúc.
  • Bất kỳ yêu cầu đặc biệt nào đối với PPE, quần áo bảo hộ hoặc mặt nạ phòng độc, chẳng hạn như loại vật liệu làm găng tay, ví dụ như PVC hoặc găng tay cao su nitrile; và thời gian, tốc độ lão hóa của chất liệu làm găng tay.
Ví dụ về mục 8 trong MSDS/ SDS của Benzene

9. Physical And Chemical Properties – Tính chất vật lý và hóa học của hóa chất

Mục này cung cấp cho người xem các đặc tính vật lý và hóa học liên quan đến chất hoặc hỗn hợp hóa chất. Thông tin yêu cầu tối thiểu bao gồm những mục sau:

Appearance (physical state, color, etc.)/
Đặc điểm bên ngoài như trạng thái tồn tại ở dạng rắn, lỏng, khí; màu sắc,…

Odor/ Mùi

Vapor pressure/ Áp suất hơi

Odor threshold/ Ngưỡng phát hiện mùi

Vapor density/ Mật độ hơi

pH/ Độ pH

Relative density/ Khối lượng riêng tương đối.

Flammability (solid, gas)/ Khả năng bắt lửa.  
Melting point/freezing point./ Nhiệt độ nóng chảy/ đông đặc

Solubility(ies). / Độ tan

Initial boiling point and boiling range/ Khoảng sôi

Partition coefficient: n-octanol/water. / Hệ số phân bố trong n-octanol/nước

Flash point. / Điểm bắt lửa

Auto-ignition temperature. / Nhiệt độ tự bốc cháy

Evaporation rate. / Tốc độ bay hơi

Decomposition temperature/ Nhiệt phân hủy
Ví dụ về mục 9 trong MSDS/ SDS của H2S

10. Stability And Reactivity – Mức độ ổn định và khả năng hoạt động của hóa chất

Phần này mô tả các phản ứng của hóa chất và thông tin về độ ổn định của hóa chất.

Mục này được chia thành ba phần: reactivity/ khả năng phản ứng, chemical stability/ độ ổn định và other/ các thông tin khác.

Một số hóa chất nguy hiểm vì chúng có thể trùng hợp (polymerize) hoặc xảy phản ứng dây chuyền. Phản ứng này có thể tạo ra rất nhiều nhiệt, có thể tạo ra áp suất đủ để làm nổ bình chứa hoặc có thể gây nổ. Thông thường, các hóa chất có thể phân hủy hoặc trùng hợp này sẽ chứa các chất phụ gia được gọi là chất ổn định, hoặc chất ức chế làm giảm, hoặc loại bỏ khả năng xảy ra phản ứng nguy hiểm.

Chemical stability: Cho biết liệu hóa chất đó ổn định hay không trong điều kiện và nhiệt độ môi trường bình thường khi bảo quản và sử dụng.

Ví dụ về mục 10 trong MSDS/ SDS của H2S

11. Toxicological Information – Thông tin về độc tính hóa chất

Phần này của MSDS chứa thông tin về độc tính của hóa chất. Thông tin này có thể khá kỹ thuật và khó giải thích. Nó được sử dụng để hỗ trợ các kết luận được trình bày trong phần 2 ( Section 2. Hazards Identification).

Phần này xác định thông tin về độc tính và ảnh hưởng sức khỏe hoặc chỉ ra rằng những dữ liệu đó không có sẵn. Thông tin bắt buộc bao gồm:

Cung cấp thông tin mô các tác động, ảnh hưởng nhanh, chậm, tức thời hoặc mãn tính do phơi nhiễm ngắn hạn và dài hạn với hóa chất đó. Trong đó:

  • LD50: liều lượng gây chết 50% số cá thể. Cho hóa chất ở trạng thái rắn hoặc lỏng. Dùng để mô tả liều lượng chủ động đưa vào cơ thể. Đơn vị: mg/kg
  • LC50: nồng độ gây chết 50% cá thể. Hay đùng cho trạng thái khí và hơi. Dùng để mô tả các hóa chất đưa vào cơ thể theo hướng bị động. Đơn vị: mg/l.
Ví dụ về mục 11 trong MSDS/ SDS của Benzene

12. Ecological Information – Thông tin về sinh thái

Thông tin về sinh thái không được yêu cầu cụ thể theo WHMIS. Nếu có thì mục này chứa thông tin hữu ích trong việc đánh giá tác động của hóa chất đối với môi trường nếu nó được thải ra ngoài.

Ví dụ: độc tính đối với cá, chim, thực vật và vi sinh vật.

Ví dụ về mục 12 trong MSDS/ SDS của Benzene

13. Disposal Considerations – Các yêu cầu về thải bỏ, tiêu hủy hóa chất

Phần này của MSDS hay của SDS chủ yếu dành cho các chuyên gia môi trường.

Thông tin chung về xử lý chất thải thông thường sẽ được bao gồm trong mục này. MSDS thường không bao gồm tất cả các bước và biện pháp phòng ngừa cần thiết để xử lý chất thải nguy hại. Ngoài ra, MSDS thường không đưa ra các quy định của tỉnh hoặc địa phương phải tuân theo. Cần liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền cho khu vực sử dụng hóa chất để biết thông tin này.

Với SDS, mục này cung cấp hướng dẫn về các phương pháp xử lý thích hợp, tái chế hoặc cải tạo (các) hóa chất hoặc vật chứa của nó, và các phương pháp xử lý hóa chất an toàn.

Ví dụ về mục 13 trong MSDS/ SDS của Benzene
MSDS-SDS-la-gi-viet-tat-tu-gi
Ví dụ về mục 13 trong MSDS/ SDS của H2S

14. Transport information – thông tin, yêu cầu về vận chuyển

Phần này của MSDS hay SDS dành cho những người chịu trách nhiệm vận chuyển hóa chất, vật liệu. Nếu có các biện pháp phòng ngừa đặc biệt cần thiết trong quá trình vận chuyển, sẽ được trình bày trong phần này.

MSDS-SDS-la-gi-viet-tat-tu-gi
Ví dụ về mục 14 trong MSDS/ SDS của H2S

15. Regulatory information – Quy chuẩn kỹ thuật và quy định pháp luật cần tuân thủ

Thông tin trong phần này chủ yếu cung cấp cho nhân viên kỹ thuật nhằm giúp họ tuân thủ theo các quy định về an toàn. Mục này có thể cung cấp các tài liệu tham khảo hữu ích về các luật và quy định hiện hành về an toàn sức khỏe và môi trường, cùng với thông tin về tình trạng bảo quản của hóa chất.

16. Other information – Các thông tin khác

Mục này được sử dụng để cung cấp thông tin bổ sung mà người tạo SDS/ MSDS cho là quan trọng để sử dụng an toàn vật liệu, hóa chất (ví dụ: label text, hazard ratings). Các nguồn tham khảo được sử dụng để chuẩn bị bảng dữ liệu SDS và MSDS đôi khi cũng được liệt kê tại mục này.

Tìm hiểu thêm về các ứng dụng của các dòng máy phân tích kích thước hạt Horiba tại đây

Tìm hiểu thêm về ứng dụng của phân tích kích thước hạt trong dược phẩm tại đây

Tầm quan trọng phải kiểm tra cỡ hạt trong thực phẩm – đồ uống


REDLAB – FOR YOUR LABORATORY

Công ty TNHH Redlab là đối tác đáng tin cậy cho phòng LAB của bạn, chúng tôi cung cấp:

  • Thiết bị và vật tư tiêu hao
  • Tư vấn, thiết kế và lắp đặt nội thất phòng thí nghiệm
  • Dịch vụ sửa chữa – bảo trì – bảo dưỡng thiết bị

Mời bạn xem thông tin sản phẩm và đặt hàng các thiết bị tại cửa hàng trực tuyến của RedLAB tại đây: online-store.redlab.com.vn hoặc tham khảo thêm các sản phẩm thiết bị phòng thí nghiệm khác trên website: redlab.com.vn

Để được tư vấn sản phẩm, mời bạn liên hệ HOTLINE: 0889 973 944.