KỸ THUẬT NUÔI CÁ NƯỚC LẠNH
Nuôi cá nước lạnh đã được du nhập vào Việt Nam từ năm 2002, được phân bố và trải dài trên 25 tỉnh thành tính đến thời điểm hiện tại, tập trung chủ lực vào 2 loài cá tầm và cá hồi với sản lượng đạt gần 2,000 tấn trong năm 2022.
Cả cá hồi và cá tầm đều có nguồn gốc từ các suối nước lạnh khối núi thượng nguồn. Hai loài này có thể chịu được sự thay đổi nhiệt độ trong khoảng 10 đến 20 độ C, nhưng khả năng sinh sản và sinh trưởng đạt trạng thái tốt trong phạm vi từ 9 đến 14 độ C. Nhiệt độ nước tối ưu để nuôi cá tầm và nuôi cá hồi là từ 12 đến dưới 18 độ C, cùng với đó là việc cung cấp nước sạch và đủ lượng oxy hòa tan (COD) trong trại nuôi.
Vì vậy, việc hiểu về tập tính và đặc tính sinh học của đối tượng nuôi trồng trước khi tiến hành canh tác là rất cần thiết.
Đặc tính sinh học của cá tầm và cá hồi
Đặc tính sinh học | Cá tầm | Cá hồi |
Môi trường sống | Nước ngọt | Nước ngọt |
Nhiệt độ | 16 – 28 độ C | 10 – 20 độ C |
Độ pH | 6.5 – 8.0 | 6.6 – 8.6 |
Oxy hòa tan (COD) | > 5 mg/L | > 7 mg/L |
Thời gian nuôi | 10 – 16 tháng | 10 – 12 tháng |
Ảnh hưởng của pH như thế nào đến việc nuôi cá nước lạnh ?
Cá hoàn toàn phụ thuộc vào nước để thở, phát triển, bài tiết chất thải, sinh sản; vì vậy, chất lượng nước là yếu tố hàng đầu và quyết định đến sự thành công hay thất bại trong hoạt động nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá nước lạnh nói riêng.
Giá trị pH cao (>9.5) hoặc rất thấp (<4.5) gây biến tính màng tế bào của động vật thủy sinh, hay giải phóng kim loại trong dòng chảy ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cá. pH cao chuyển hóa amoni trong nước thành amoniac (NH3) giết chết cá.
Độ pH tối ưu cho cá là từ 6.5 đến 9, ở mức pH cao hơn hay thấp hơn, cá sẽ kém phát triển và quá trình sinh sản cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, trại nuôi cá cần phải kiểm tra độ pH của nước nuôi thường xuyên nhờ vào các thiết bị đo chuyên dụng và điều chỉnh sự thay đổi cho phù hợp.
Tìm hiểu thêm về mẫu bút đo nhiệt độ Hanna HI98128 >>>
Tìm hiểu thêm về mẫu bút đo nhiệt độ Hanna HI98107 >>>
Tác động của nhiệt độ đến nuôi cá nước lạnh và lượng oxy hòa tan trong nước
Nhiệt độ nước gây ra những hạn chế lớn trong sản xuất và nuôi trồng cá nước lạnh và phụ thuộc phần nhiều vào điều kiện khí hậu của địa phương.
Trong đó, ảnh hưởng từ việc biến đổi khí hậu làm nhiệt độ tại các vùng nuôi cá đã tăng thêm khoảng 1.5 độ C, khiến vùng nuôi cá tầm, nuôi cá hồi bị thu hẹp. Nhiệt độ cao hơn làm khả năng hòa tan oxy trong nước giảm đi, đồng thời nhiệt độ tăng làm tăng tốc độ hô hấp của cá. Kết quả là, lượng oxy hòa tan không cung cấp đủ cho cá khiến cá trở nên ngạt và gây ức chế sự sinh trưởng và phát triển của cá nuôi.
Bên cạnh đó, cá hồi, cá tầm sinh sản ở nhiệt độ vài độ trên mức đóng băng, nhiệt độ tăng cao khiến cá nước lạnh mất đi khả năng sinh sản. Hoặc ở nhiệt độ không thích hợp, cá sẽ kém ăn, trở nên yếu và dễ nhiễm bệnh do sự trao đổi chất giảm, nhu cầu oxy giảm và hoạt động kiếm ăn của cá sẽ bị hạn chế.
Do đó, trại nuôi cá tầm và nuôi cá hồi cần kiểm tra nhiệt độ nguồn nước thường xuyên, khi thời tiết thay đổi, cần xả nước và cung cấp oxy hòa tan giúp tăng tỉ lệ sống sót cho cá và tăng năng suất nuôi trồng.
BÚT ĐO KIỂM TRA NHIỆT ĐỘ NƯỚC/ PH CHO NUÔI CÁ NƯỚC LẠNH
Tìm hiểu sâu hơn về kỹ thuật nuôi cá hồi tại đây >>>
Tham khảo bài viết về kỹ thuật nuôi cá tầm hiệu quả tại đây >>>
REDLAB – FOR YOUR LABORATORY
Công ty TNHH Redlab là đối tác đáng tin cậy cho phòng LAB của bạn, chúng tôi cung cấp:
- Thiết bị và vật tư tiêu hao
- Tư vấn, thiết kế và lắp đặt nội thất phòng thí nghiệm
- Dịch vụ sửa chữa – bảo trì – bảo dưỡng thiết bị
Mời bạn xem thông tin sản phẩm và đặt hàng các thiết bị tại cửa hàng trực tuyến của RedLAB tại đây: online-store.redlab.com.vn hoặc tham khảo thêm các sản phẩm thiết bị phòng thí nghiệm khác trên website: redlab.com.vn
Để được tư vấn sản phẩm, mời bạn liên hệ HOTLINE: 0889 973 944.