BLOG NGÀNH NÔNG NGHIỆP THIẾT BỊ THIẾT BỊ ĐO HANNA

HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH MẪU ĐẤT NHANH VÀ CHÍNH XÁC

phân tích mẫu đất - đo hàm lượng dinh dưỡng đất

PHÂN TÍCH HÀM LƯỢNG DINH DƯỠNG TRONG MẪU ĐẤT

Thông qua phân tích đất, người nông dân có thể dễ dàng lên kế hoạch bón phân và biết dư lượng phân bón liên quan đến cây trồng, khí hậu và đất canh tác.

Việc phân tích còn giúp người nông dân phát hiện sự thiếu hụt dinh dưỡng hoặc hiểu được nguyên nhân của sự tăng trưởng bất thường trên cây trồng. Từ xưa đến nay, việc bón phân cho cây trồng chủ yếu do kinh nghiệm trồng trọt lâu năm và đánh giá chủ quan của người trồng.

Phân tích đất trong suốt chu kỳ phát triển của cây và so sánh kết quả phân tích đó với sự phát triển của cây trồng sẽ giúp nông dân có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích cho vụ canh tác tiếp theo, đồng thời giúp người dân tiết kiệm chi phí và công sức, tránh lãng phí phân bón và ô nhiễm môi trường.

HƯỚNG DẪN LẤY MẪU ĐẤT PHÂN TÍCH

1. Lấy mẫu đất 

  • Với khu vực lớn, lấy 1 hoặc 2 mẫu trên diện tích 1000 m2 
  • Với khu vực nhỏ hơn, vẫn nên lấy 2 mẫu (càng nhiều mẫu, kết quả sẽ có độ chính xác tốt hơn) 
  • Với khu vườn nhỏ, chỉ cần lấy 1 mẫu

2. Không nên lấy mẫu từ đất có dấu hiệu bất thường

3. Kích thước mẫu: Lấy 1 lượng đất như nhau cho mỗi mẫu. 

Ví dụ: sử dụng các túi có kích thước như nhau để đựng mẫu (1 mẫu 1 túi) 

4. Độ sâu: Thông thường: đào và bỏ 5cm đất mặt 

  • Với cây thân thảo: lấy mẫu trong khoảng độ sâu 5 đến 15 cm. 
  • Với cây khác (hoa, rau): từ 20 đến 40 cm 
  • Với cây lớn: lấy mẫu từ độ sâu 20 đến 60 cm. 

5. Trộn tất cả các mẫu lại với nhau để thu được hỗn hợp đất đồng nhất. 

6. Từ hỗn hợp này, lấy lượng đất khô mà bạn cần để phân tích, loại bỏ đá và xác thực vật.

QUY TRÌNH PHÂN TÍCH MẪU ĐẤT

1. Cách sử dụng thẻ màu 

  • Phương pháp đo pH, đạm và lân là phép đo so màu. Thuốc thử sẽ phản ứng với chất dinh dưỡng và tạo ra màu tương ứng với nồng độ của chất đó trong đất. 

Để xác định hàm lượng đó, cần so sánh màu của mẫu tạo thành với bảng màu: giữ ống mẫu cách thẻ màu khoảng 2 cm. Đứng sao cho nguồn sáng ở phía sau thẻ và đọc: Trace, Low, Medium hoặc High. Nếu màu của ống mẫu nằm giữa hai màu chuẩn, ví dụ. giữa Medium và High thì kết quả là Medium – High. 

  • Phương pháp đo kali (K2O) là phương pháp đo độ đục. Kali càng cao, mẫu sẽ càng đục và có màu xanh lam. 

Để đọc kết quả thử nghiệm, giữ ống mẫu dựa vào thẻ đọc trên vùng đọc. Đứng sao cho có nguồn sáng sau lưng. Bắt đầu từ Trace, nhìn qua ống và chuyển đến Low, Medium hoặc High cho đến khi bạn chỉ có thể nhìn thấy đường màu trắng ở giữa vùng đọc. Ghi lại kết quả đo theo Trace, Low, Medium hoặc High.

2. Hướng dẫn cách đo mẫu đất 

2.1 Đo pH 

  • Cho vào ống phản ứng 2.5mL dung dịch chỉ thị HI3896 pH-0 (dùng thước để xác định). 
  • Dùng muỗng nhỏ cho vào 6 muỗng đất. 
  • Đóng nắp và lắc đều trong 1 phút. 
  • Để ống phản ứng ổn định trong 5 phút (sử dụng giá đỡ). 
  • So sánh với bảng màu và ghi lại kết quả.

Hiệu chuẩn máy đo pH đơn giản không?

Khoảng pH thích hợp cho từng loại cây trồng phổ biến >>>

2.2 Đo Đạm – Lân – Kali

  • Cho vào ống phản ứng 7.5 mL dung dịch chiết khấu HI3896EX-0.
  • Dùng muỗng nhỏ cho đất vào ống như sau: 9 muỗng nếu đo khu đất lớn, 6 muỗng nếu đo đất trong vườn.
  • Đóng nắp và lắc đều trong 1 phút.
  • Để ống lên giá đỡ ổn định trong 5 phút để các chất rắn được lắng xuống.

Đo Đạm/ Nitrogen (NO3) 

  • Dùng pipet để chuyển 2,5 mL dịch chiết sang ống mới. Lưu ý không hút đất vào pipet.
  • Cho vào 1 gói thuốc thử HI3896N-0. 
  • Đậy nắp và lắc mạnh trong 30 giây để thuốc thử hòa tan.
  • Để yên ống trong 30 giây. 
  • So màu và ghi lại kết quả. 

Đo Lân/ Phosphorus (P2O5) 

  • Dùng pipet để chuyển 2,5 mL dịch chiết sang ống mới. 
  • Cho vào 1 gói thuốc thử HI3896P-0. 
  • Đậy nắp và lắc mạnh trong 30 giây để thuốc thử hòa tan. 
  • So màu và ghi lại kết quả. 

Đo Kali/ Potassium (K2O)

  • Dùng pipet để chuyển 2,5 mL dịch chiết sang ống mới.
  • Thêm vào ống đến vạch 2.5 mL bằng dung dịch chiết HI3896EX-0
  • Cho vào 1 gói thuốc thử HI3896K-0. 
  • Đậy nắp và lắc mạnh trong 30 giây để thuốc thử hòa tan.
  • So độ đục và ghi lại kết quả.

Lưu ý: 

  • Trong quá trình chiết mẫu dịch chiết sang ống mới để đo, không hút đất vào pipet để tránh làm nghẽn pipet.
  • Việc tiếp xúc lâu với ánh sáng có thể làm hỏng màu sắc của các thẻ so sánh và khiến chúng bị thay đổi hoặc mờ đi. Vui lòng cất chúng khi không sử dụng.

RedLAB hiện là đại lý chính thức của HANNA Instruments Việt Nam, cung cấp đa dạng các dòng máy, thiết bị phân tích pH, EC, TDS, ORP, Oxy hoà tan, COD,… với khả năng ứng dụng đa lĩnh vực.

RedLAB hiện cung cấp rất nhiều dòng máy đo pH trong đất trồng cho nông dân, dưới đây là những model nổi bật được nhiều khách hàng của RedLAB tin tưởng sử dụng.

Bộ dụng cụ đo dinh dưỡng đất Đạm – Lân – Kali và pH đất HANNA 

Đo pH trong đất trồng
Đo pH trong đất trồng - nông nghiệp Hanna - Redlab
đo pH trong đất trồng - nông nghiệp Hanna - RedLAB

REDLAB – FOR YOUR LABORATORY

Công ty TNHH Redlab là đối tác đáng tin cậy cho phòng LAB của bạn, chúng tôi cung cấp:

  • Thiết bị và vật tư tiêu hao
  • Tư vấn, thiết kế và lắp đặt nội thất phòng thí nghiệm
  • Dịch vụ sửa chữa – bảo trì – bảo dưỡng thiết bị

Mời bạn xem thông tin sản phẩm và đặt hàng các thiết bị tại cửa hàng trực tuyến của RedLAB tại đây: online-store.redlab.com.vn hoặc tham khảo thêm các sản phẩm thiết bị phòng thí nghiệm khác trên website: redlab.com.vn

Để được tư vấn sản phẩm, mời bạn liên hệ HOTLINE: 0889 973 944.