Cách sơ cứu khi bị bỏng vì hóa chất
B1: Rửa vết thương dưới vòi nước ít nhất 10 – 15 phút
B2: Giữ vết thương hở
B3: Không bôi thuốc/ kem đến khi có trợ giúp y tế
B4: Không sử dụng acid hoặc base mạnh để trung hòa chất lỏng ăn mòn trên da.
Nếu bỏng base mạnh như KOH, NaOH… lập tức rửa kỹ và nhiều bằng nước, sau đó rửa bằng dung dịch CH3COOH 1% và cuối cùng rửa lại bằng nước.Nếu bỏng acid mạnh như H2SO4, HNO3… lập tức rửa kỹ và nhiều bằng nước, sau đó rửa bằng dung dịch NaHCO3 (2 – 3%) hoặc amoniac loãng (1 – 2%) và cuối cùng rửa lại bằng nước.
Cách sơ cứu khi bị bỏng nóng
Khi bị bỏng do da tiếp xúc với nguồn nhiệt có nhiệt độ cao, trước tiên không được sử dụng thuốc mỡ và đá lạnh trườm lên vết bỏng vì sẽ làm bết bỏng trở nên tệ hơn. Bên cạnh đó, có thể xử lý vết bỏng tuỳ theo mức độ nghiêm trọng:
- Bỏng độ 1 (tương đương với cháy nắng; không có mụn nước; da đỏ, khô và đau). Làm mát vết bỏng bằng nước mát trong ít nhất 10 phút, làm mát càng nhanh và trong thời gian càng lâu thì tác động của vết thương càng giảm. Che vết bỏng bằng băng sạch ẩm nếu cần thiết. Đến trạm y tế nếu vùng bị bỏng phồng rộp, hoặc vết đỏ, sưng hoặc cảm giác đau tăng lên.
- Bỏng độ 2 hoặc độ 3 (2° = da đỏ/hồng và ẩm, đau; 3° = da sần sùi, khô, không đàn hồi, cháy, rất ít đau). Tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức. Không xả bằng nước trực tiếp lên vết bỏng. Che vùng bị bỏng bằng khăn mát, ẩm, băng hoặc vải sạch. Nếu quần áo bị dính vào vùng da bị bỏng, không cởi bỏ quần áo ngay.
Cách sơ cứu khi bỏng lạnh
Khi bị bỏng lạnh, cần tìm kiếm sự giúp đỡ tại các cơ sở y tế ngay lập tức. Sự tiếp xúc của mô cơ thể với nguồn lạnh tạo ra tổn thương tương tự như bỏng nhiệt và gây ra tình trạng tổn thương lạnh nghiêm trọng với sự phá hủy mô trên diện rộng.
Để sơ cứu, cần rửa sạch vết thương với một lượng lớn nước ấm để giảm bỏng lạnh và không sử dụng nước có nhiệt độ quá cao. Các mô đã được đông lạnh cho thấy tổn thương tế bào nghiêm trọng, lan rộng và rất dễ bị nhiễm trùng và chấn thương thêm.
Nới lỏng quần áo, băng vết thương bằng băng vô trùng hoặc khăn sạch nếu vết thương rộng và tránh để vết thương bị tác động thêm.
Nếu nhiệt độ cơ thể giảm, người bị bỏng lạnh cần được làm ấm dần. Hiện tượng sốc và rối loạn nhịp tim có thể xảy ra trong quá trình hạ thân nhiệt. Vì vậy, sau khi sơ cứu cần đưa người bị bỏng tới các cơ sở y tế để kiểm tra và xử lý.
Tham khảo thêm chuỗi bài viết về An toàn Phòng thí nghiệm:
- Cách sơ cứu nhanh khi bị bỏng hóa chất – bỏng lạnh – bỏng nóng >>>
- Rửa như thế nào là đúng cách khi hóa chất văng vào mắt? >>>
- Cách xử lý nhiệt kế thủy ngân bị vỡ >>>
- Bị điện giật thì phải xử lý như thế nào? >>>
REDLAB – FOR YOUR LABORATORY
Công ty TNHH Redlab là đối tác đáng tin cậy cho phòng LAB của bạn, chúng tôi cung cấp:
- Thiết bị và vật tư tiêu hao
- Tư vấn, thiết kế và lắp đặt nội thất phòng thí nghiệm
- Dịch vụ sửa chữa – bảo trì – bảo dưỡng thiết bị
Mời bạn xem thông tin sản phẩm và đặt hàng các thiết bị tại cửa hàng trực tuyến của RedLAB tại đây: online-store.redlab.com.vn hoặc tham khảo thêm các sản phẩm thiết bị phòng thí nghiệm khác trên website: redlab.com.vn
Để được tư vấn sản phẩm, mời bạn liên hệ HOTLINE: 0889 973 944.