Các biện pháp xử lý xâm nhập mặn
Xâm nhập mặn tại Việt Nam là vấn đề ngày càng trở nên cấp bách. Gây ra các vấn đề thiếu nước ngọt cung cấp cho người dân sinh hoạt, tưới tiêu và sản xuất nông nghiệp.
Xâm nhập mặn là gì?
Xâm nhập mặn là hiện tượng nước mặn từ biển hoặc đại dương xâm nhập vào các nguồn nước ngầm, làm tăng hàm lượng muối trong nước và vượt mức cho phép. Điều này thường xảy ra ở các khu vực có sự gặp gỡ giữa nước ngọt và nước mặn, đặc biệt là ở vùng ven biển. Các nguồn nước ngầm bị xâm nhập mặn có thể trở nên không thích hợp để sử dụng cho nhiều mục đích, như tưới tiêu, chế biến thực phẩm, hoặc uống trực tiếp.
Xâm nhập mặn thường xuyên là do sự chênh lệch trong áp suất nước giữa nước ngầm và nước mặn ở biển. Áp suất nước ngầm thấp hơn, do đó, nước mặn có thể xâm nhập vào các lớp nước ngầm nông hơn. Nước biển mang theo lượng muối hòa tan vào đất liền, sau đó bị kết cấu của đất giữ lại, tích tụ và gây mặn. Ngoài ra, xâm nhập mặn còn là kết quả của quá trình thay thế nước ngọt trong các tầng chứa nước ở ven biển bằng nước mặn, do sự dịch chuyển của khối nước mặn vào tầng nước ngọt.
Xâm nhập mặn là hệ quả của sự biến đổi khí hậu. Đây là hiện tượng tự nhiên xảy ra hằng năm và có thể dự báo trước. Để giải quyết được mối lo này trước hết phải hiểu được nguyên nhân dẫn đến xâm nhập mặn là gì.
Nguyên nhân xâm nhập mặn là gì?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn, trong đó phổ biến nhất là do biến đổi khí hậu và hoạt động khai thác quá mức của con người.
Thông thường, khi nước biển xâm nhập vào đất liền, lượng nước ngọt từ những con sông từ thượng lưu chảy về hạ lưu giúp trung hòa nước mặn đồng thời đẩy ngược ra biển. Tuy nhiên trong những tháng mùa khô, thời tiết không có mưa và nước sông bị bốc hơi do nắng nóng. Điều này khiến lượng nước ngọt không đủ, làm hiện tượng xâm nhập diễn ra.
Do hoạt động kinh tế của con người. Việc khai thác quá mức nguồn nước ngầm để phục vụ cho đời sống nhân dân, phát triển kinh tế xã hội cũng gây ra sự cạn kiệt nguồn nước. Hơn nữa, không có sự bổ sung cần thiết để bù lại lượng nước đã bị khai thác càng làm gia tăng nguy cơ xâm nhập mặn. Đại diện là các hoạt động khai thác đất trồng nông nghiệp bừa bãi, mở rộng diện tích phá rừng, xây dựng công trình thủy lợi được thực hiện dày đặc, diện tích rừng tự nhiên giảm mạnh, từ đó ảnh hưởng đáng kể đến kết cấu đất.
Tác hại của xâm nhập mặn là gì?
Tình trạng sạch nước khan hiếm được coi là một trong những vấn đề đáng quan tâm nhất: Người dân không thể sử dụng nước mặn cho các nhu cầu sinh hoạt như tắm rửa, vệ sinh, và giặt giũ do nước muối gây tổn hại cao, gây hại cho hệ thống cung cấp nước và các vật dụng lưu trữ nước. Đồng thời, tiếp xúc trực tiếp với nước mặn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến làn da của con người do tính ăn mòn cao.
Thiếu nguồn nước ngọt có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho ngành nông nghiệp, nông dân không thể sử dụng nguồn nước để tưới tiêu cho cây ăn quả, cây hoa, và lương thực, làm giảm năng suất cây trồng. Hơn nữa, đất nhiễm mặn cũng tác động tiêu cực đến quá trình phát triển của cây trồng. Cây không thể thích nghi với môi trường mặn, gây ra hiện tượng chết hàng loạt. Việc nuôi trồng các loại thủy sản cũng bị tổn thất nặng nề do hiện tượng xâm nhập mặn. Việc nước và đất bị nhiễm mặn ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế của các hộ dân và cộng đồng địa phương nơi xảy ra xâm nhập mặn.
Cách xử lý đất bị nhiễm mặn
Một số giải pháp chống xâm nhập mặn hiện nay, bao gồm
- Liên tục theo dõi tình hình và xây dựng công trình thủy lợi chống mặn
- Chống mặn cho cây trồng và thủy sản, nuôi trồng các giống thủy sản
- Lưu trữ và tiết kiệm nước ngọt
- Lắp đặt hệ thống lọc nước mặn
Liên tục theo dõi tình hình và xây dựng công trình thủy lợi chống mặn
Các cơ sở môi trường thực hiện quan sát và kiểm soát thường xuyên nồng độ muối trong nước và trong đất. Đặc biệt chú trọng ở các khu vực cửa biển, tại các công trình thủy lợi. Đồng thời cập nhật các kết quả và khuyến cáo người dân chuẩn bị các công tác phòng chống, ứng phó kịp thời.
Kết hợp xây dựng các hệ thống thủy lợi, tăng cường dự trữ nước ngọt và ngăn chặn nước biển xâm nhập, xây đập nước ngăn mặn, đắp đê vùng ven biển. Xây dựng hệ thống đê biển, đê sông dọc theo biển Đông và biển Tây để ứng phó với mực nước biển dâng cao.
Chống mặn cho cây trồng và thủy sản, nuôi trồng các giống thủy sản
Cần chủ động thực hiện các biện pháp chống mặn cho cây trồng (giữ ẩm, tránh thoát hơi nước cho cây bằng cách ủ rơm rạ ở gốc). Nên trồng các loại cây thời vụ có thể chịu được mức độ mặn cao. Khuyến cáo người dân chuyển đổi cơ cấu con giống phù hợp, cần có những biện pháp chăm sóc chu đáo để hạn chế những thiệt hại do hạn hán gây ra.
Đối với các hộ nuôi trường thủy sản, phải thực hiện quan trắc theo dõi độ mặn môi trường nuôi. Từ đó xác định khoảng thời gian bắt đầu nuôi và thời điểm kết thúc phù hợp với hiện trạng xâm nhập mặn.
Lưu trữ và tiết kiệm nước ngọt
Các cơ sở sản xuất và hộ gia đình cần phải thực hiện quá trình tiết kiệm tối đa nguồn nước ngọt có sẵn. Áp dụng việc tái sử dụng nước cho các việc khác nhau. Nhằm phục vụ cho các mục đích sinh hoạt và tưới tiêu hợp lý. Bắt đầu thực hiện việc dự trữ nước ngọt từ các nguồn nước mưa và bảo quản tốt, tránh bị bốc hơi vào mùa khô.
Lắp đặt hệ thống lọc nước mặn
Bên cạnh việc lưu trữ và tiết kiệm, người dân cần phải lắp đặt các hệ thống lọc nước mặn để đảm bảo tốt nhất lượng nước cho sử dụng sinh hoạt và tưới tiêu. Hệ thống lọc nước mặn được xem là biện pháp sử dụng trực tiếp nguồn nước mặn hiện tại. Thông qua hệ thống lọc xử lý các thành phần muối hòa tan trong nước, mang lại nguồn nước có độ ngọt hợp lý. Đặc biệt nước sau lọc có thể sử dụng để uống trực tiếp. Hoặc tưới tiêu cho các loại cây có khả năng chịu mặn thấp./.
Trong đó, công tác kiểm tra và đo độ mặn nước hoặc đất đóng vai trò quan trọng, vì nó quyết định đến công tác xử lý đất/ nước nhiễm mặn như thế nào.
Để đạt được kết quả chính xác khi đánh giá mẫu nước/ đất bị nhiễm mặn, việc sử dụng máy đo hoặc bút đo độ mặn là vô cùng cần thiết.
Bút đo độ mặn của nước Hanna HI98319 nhỏ gọn, độ chính xác cao
– Máy đo độ mặn từ 0.0 to 70.0 ppt (g/L)
– Dễ sử dụng
– Độ chính xác cao
– Thiết kế dạng bỏ túi, nhỏ gọn
– Cung cấp kèm các gói dung dịch hiệu chuẩn
– Hộp đựng tiện lợi
Máy đo độ mặn của nước HI96822 Hanna
– Khúc xạ kế điện tử chuyên dùng để phân tích nước biển (không phải NaCl)
– Đo độ mặn theo đơn vị PSU, ppt (g/L), và SG (20/20)
– Kích thước mẫu nhỏ, khoảng 2 giọt dung dịch (0.1 mL)
– Bù nhiệt độ tự động
– Hiệu chuẩn đơn giản và dễ dàng chỉ với 1 phím bấm
– Phép đo nhanh chóng, chính xác trong 1.5 giây
– Lý tưởng trong nuôi trồng thủy sản, giám sát môi trường, hồ cá, nhà máy khử muối, nước giếng…
RedLAB hiện đang là đại lý chính thức của HANNA – hãng sản xuất tại Mỹ, chuyên cung cấp các loại bút đo, máy đo chuyên dụng trong môi trường, nông nghiệp và thực phẩm. Quý khách vui lòng liên hệ qua hotline 0889 973 944 hoặc email contact@redlab.com.vn
Tài liệu tham khảo:
Tham khảo thêm chuỗi bài viết về ứng dụng của máy đo kích thước hạt HORIBA:
- 12 ứng dụng khác nhau của máy đo kích thước hạt HORIBA>>>
- Ứng dụng của máy đo cỡ hạt HORIBA trong quá trình đồng hóa sữa >>>
- Ứng dụng đo kích thước hạt bột cà phê hòa tan>>>
- Ứng dụng của máy đo kích thước hạt HORIBA trong sản xuất socola – bột cacao>>>
- Phương pháp bảo quản trái cây an toàn và hiệu quả>>>
- Phương pháp đo kích thước hạt đường, các loại đường mới >>>
- Phân tích kích thước hạt trong pigment – hạt màu với máy phân tích kích thước hạt >>>
REDLAB – FOR YOUR LABORATORY
Công ty TNHH Redlab là đối tác đáng tin cậy cho phòng LAB của bạn, chúng tôi cung cấp:
- Thiết bị và vật tư tiêu hao
- Tư vấn, thiết kế và lắp đặt nội thất phòng thí nghiệm
- Dịch vụ sửa chữa – bảo trì – bảo dưỡng thiết bị
Mời bạn xem thông tin sản phẩm và đặt hàng các thiết bị tại cửa hàng trực tuyến của RedLAB tại đây: online-store.redlab.com.vn hoặc tham khảo thêm các sản phẩm thiết bị phòng thí nghiệm khác trên website: redlab.com.vn
Để được tư vấn sản phẩm, mời bạn liên hệ HOTLINE: 0889 973 944.