HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU ĐỘ ỔN ĐỊNH VÀ XÁC ĐỊNH HẠN SỬ DỤNG CỦA SẢN PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE
Độ ổn định và Hạn sử dụng của sản phẩm – Part 2
Thiết kế rút gọn
Một thiết kế nghiên cứu đầy đủ là một thiết kế trong đó các mẫu thử có sự kết hợp mọi yếu tố đều được thử nghiệm ở tất cả các thời điểm. Một thiết kế rút gọn là một thiết kế trong đó có những mẫu thử có sự kết hợp mọi yếu tố không được thử nghiệm ở tất cả các thời điểm. Một thiết kế rút gọn có thể là sự thay thế thích hợp cho một thiết kế đầy đủ khi mọi yếu tố ảnh hưởng có liên quan đã được tính đến.
Bất kỳ một thiết kế rút gọn nào cũng cần có đủ dữ liệu để cho phép xác
định được tuổi thọ dự kiến của sản phẩm. Trước khi xem xét một thiết kế rút
gọn, các giả thiết cần được đánh giá và lý giải. Do thiết kế rút gọn không có
đầy đủ dữ liệu như thiết kế đầy đủ nên cần cân nhắc đến việc xác lập một tuổi
thọ ngắn hơn tuổi thọ xác định được từ thiết kế đầy đủ.
Trong quá trình thực hiện một nghiên cứu theo thiết kế rút gọn, có thể cân nhắc xem xét đến việc chuyển thiết kế rút gọn thành một thiết kế đầy đủ hoặc thành một thiết kế ít rút gọn hơn nếu có biện giải hợp lý và các nguyên tắc của thiết kế đầy đủ hoặc thiết kế rút gọn đều phải được tuân theo. Việc điều chỉnh cho phù hợp hơn này phải được thực hiện bằng phân tích thống kê để giải thích cho việc tăng cỡ mẫu thử là do kết quả của sự thay đổi. Sau khi thay đổi thiết kế, các thử nghiệm của thiết kế đầy đủ hoặc của thử nghiệm rút gọn ít hơn này phải được thực hiện ở tất cả các thời điểm còn lại của nghiên cứu.
- Thiết kế rút gọn kiểu ô trống
Ô trống là thiết kế về một lịch trình độ ổn định trong đó chỉ những mẫu ở về các cực của các yếu tố thiết kế nào đó (ví dụ như nồng độ, kích cỡ bao bì và/hoặc thể tích) được thử nghiệm tại tất cả các thời điểm như trong thiết kế đầy đủ. Thiết kế giả thiết rằng độ ổn định của bất kỳ hàm lượng trung gian nào được đại diện bởi độ ổn định của các cực đã được thử nghiệm.
Ví dụ về thiết kế kiểu ô trống
Bảng 4 là một ví dụ về thiết kế ô trống. Thí dụ này được dựa trên một chế phẩm có 3 loại hàm lượng và 3 cỡ bao bì. Trong ví dụ này, 2 cỡ bao bì bằng polyethylen tỷ trọng cao có dung tích 15ml và 500 ml đại diện cho 2 thái cực. Số lô đối với mỗi kết hợp đã chọn cần được thử nghiệm tại mỗi một thời điểm giống như thiết kế đầy đủ.
Bảng 4: Ví dụ về một thiết kế rút gọn kiểu ô trống
Hàm lượng | 50 mg | 75 mg | 100 mg | ||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Lô | 1 | 2 | 3 | 1 | 2 | 3 | 1 | 2 | 3 | ||
Thể tích (ml) | 15 | T | T | T | T | T | T | ||||
100 | |||||||||||
500 | T | T | T | T | T | T | |||||
T = Mẫu được thử |
- Thiết kế rút gọn kiểu ma trận
Ma trận là thiết kế một lịch trình thử độ ổn định, theo đó, tại một thời điểm xác định, một tập hợp mẫu có sự kết hợp tất cả các yếu tố được lựa chọn (trong tổng số các mẫu có thể) để thử nghiệm. Vào thời điểm kế tiếp, một tập hợp mẫu khác có sự kết hợp tất cả các yếu tố sẽ được lựa chọn để thử nghiệm.
Thiết kế giả định rằng độ ổn định của mỗi tập hợp mẫu được lựa chọn để
thử nghiệm đại diện cho độ ổn định của tất cả mẫu có thể tại thời điểm tương
ứng.
Các yếu tố khác nhau giữa các mẫu của cùng một thành phẩm cần được xác định rõ, chẳng hạn như, khác nhau về lô sản xuất, về hàm lượng, về quy cách đóng gói (của cùng hệ nắp nút bao bì) và trong một số trường hợp, nếu có thể, khác nhau về hệ nắp nút bao bì.
Khi thành phần bao bì cấp 2 có tác động đến độ ổn định của sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe thì thiết kế ma trận có thể được thực hiện chéo giữa các hệ bao bì. Mỗi điều kiện bảo quản phải được thiết kế ma trận riêng. Thiết kế ma trận không được thực hiện chéo giữa các thuộc tính thử. Tuy nhiên, những thiết kế ma trận thay thế (về thuộc tính thử) khác có thể áp dụng nếu được giải thích rõ ràng.
Ví dụ về thiết kế kiểu ma trận
Các ví dụ về thiết kế rút gọn kiểu ma trận đối với một sản phẩm có hai hàm lượng (S1 và S2) như trình bày ở bảng sau đây. Tên gọi “rút gọn một nửa” và “rút gọn một phần ba” là so với thiết kế nghiên cứu đầy đủ ban đầu đã áp dụng. Ví dụ, rút gọn một nửa là loại đi 1 trong 2 thời điểm từ thiết kế đầy đủ và rút gọn 1/3 là bớt đi 1 trong 3 thời điểm. Trong các ví dụ trình bày sau đây, sự rút gọn ở đây ít hơn một nữa và 1/3 vì bao gồm thử nghiệm đủ ở một vài thời điểm như thời điểm bắt đầu, thời điểm 12 tháng và thời điểm kết thúc.
• Ví dụ thiết kế ma trận rút gọn 1/2 đối với sản phẩm hai hàm lượng:
Thời điểm (tháng) | 0 | 3 | 6 | 9 | 12 | 18 | 24 | 36 | ||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Hàm lượng | S1 | Lô 1 | T | T | T | T | T | T | ||
Lô 2 | T | T | T | T | T | |||||
S2 | Lô 1 | T | T | T | T | T | ||||
Lô 2 | T | T | T | T | T | T | ||||
(T = Mẫu được thử) | Ít nhất 6 trong số 12 | Ít nhất 4 trong số 8 |
• Ví dụ thiết kế ma trận rút gọn 1/3 đối với sản phẩm hai hàm lượng:
Thời điểm (tháng)
|
0
|
3
|
6
|
9
|
12
|
18
|
24
|
36
|
||
Hàm lượng
|
S1
|
Lô 1
|
T
|
T
|
T
|
T
|
T
|
T
|
T
|
|
Lô 2
|
T
|
T
|
T
|
T
|
T
|
T
|
||||
S2
|
Lô 1
|
T
|
T
|
T
|
T
|
T
|
T
|
T
|
||
Lô 2
|
T
|
T
|
T
|
T
|
T
|
T
|
||||
(T = Mẫu được thử)
|
Ít nhất 8 trong số 12
|
Ít nhất 6 trong số 8
|
• Ví dụ thiết kế ma trận rút gọn 1/3 đối với sản phẩm ba hàm lượng:
Thời điểm (tháng)
|
0
|
3
|
6
|
9
|
12
|
18
|
24
|
36
|
||
Hàm lượng
|
S1
|
Lô 1
|
T
|
T
|
T
|
T
|
T
|
T
|
T
|
|
Lô 2
|
T
|
T
|
T
|
T
|
T
|
T
|
||||
S2
|
Lô 1
|
T
|
T
|
T
|
T
|
T
|
T
|
|||
Lô 2
|
T
|
T
|
T
|
T
|
T
|
T
|
||||
S3
|
Lô 1
|
T
|
T
|
T
|
T
|
T
|
T
|
T
|
||
Lô 2
|
T
|
T
|
T
|
T
|
T
|
T
|
||||
(T = Mẫu được thử)
|
Ít nhất 12 trong số 18
|
Ít nhất 8 trong số 12
|
Danh mục khuyến cáo các chỉ tiêu theo dõi độ ổn định sản phẩm:
Chỉ tiêu
Dạng sản phẩm
|
Mô tả
|
Định lượng
|
Độ cứng/ mài mòn
|
Độ rã/ hòa tan
|
Hàm lượng nước
|
Độ nhớt
|
pH
|
Giới hạn VSV
|
Kích thước hạt
|
Tái lập hỗn dich
|
Bột pha uống |
√
|
√
|
√
|
√
|
||||||
Viên nang cứng |
√
|
√
|
√
|
√
|
√
|
|||||
Viên nang mềm |
√
|
√
|
√
|
√
|
||||||
Viên nén, nén bao |
√
|
√
|
√
|
√
|
√
|
√
|
||||
Viên hoàn/vi nang bao/không bao |
√
|
√
|
√
|
√
|
√
|
|||||
Hỗn dịch |
√
|
√
|
√
|
√
|
√
|
√
|
√
|
|||
Dung dịch |
√
|
√
|
√
|
√
|
√
|
|||||
Nhũ dịch/nhũ tương |
√
|
√
|
√
|
√
|
√
|
|||||
Cốm |
√
|
√
|
√
|
√
|
√
|
Mẫu báo cáo kết quả thử độ ổn định
Tên sản phẩm: …………… Điều kiện bảo quản ……………
Dạng sản phẩm …………… Số lô ……………
Hàm lượng …………… Ngày sản xuất ……………
Bao bì đóng gói …………… Ngày báo cáo ……………
Kích cỡ đóng gói …………… Thời gian nghiên cứu ……………
Chỉ tiêu (nếu có áp dụng)
|
Giới hạn chấp nhận
|
Tần suất thử (tháng)
|
|||||||
0
|
3
|
6
|
9
|
12
|
18
|
24
|
…
|
||
Mô tả | |||||||||
Hàm lượng | |||||||||
Độ cứng | |||||||||
Độ rã | |||||||||
Độ ẩm | |||||||||
Vi sinh vật | |||||||||
… |
Kết luận: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Người thực hiện Người kiểm tra Người phê duyệt
Nguồn: Quyết định số 4288/QĐ-BYT ngày 08 tháng 8 năm 2016 của Bộ Y Tế quyết định ban hành tài liệu Hướng dẫn thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplements).